Thanh Hoá đặt mục tiêu ngày càng làm tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Tại buổi làm việc với tỉnh Thanh Hoá vào sáng 20/4, Bộ trưởng Bộ Y tế lưu ý tỉnh một số nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển ngành y tế trên địa bàn để ngày càng làm tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

 

 

{keywords}
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biêu tại buổi làm việc với tỉnh Thanh Hoá ngày 20/4


Theo Bố trưởng, Thanh Hoá cần quan tâm phát triển đồng đều, lan toả hệ thống khám, chữa bệnh, phấn đấu để một số bệnh viện tuyến huyện tại khu vực vùng núi, vùng cao tương đương bệnh viện tuyến tỉnh để người dân địa phương được tiếp cận công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Bộ Y tế cũng sẽ đồng hành cùng tỉnh xây dựng Thanh Hoá trở thành trung tâm y tế chất lượng của khu vực.

Chỉ tiêu bác sĩ và gường bệnh/vạn dân vượt mục tiêu đề ra

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Trịnh Hữu Hùng - Giám đốc Sở Y tế Thanh Hoá cho biết, trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh không ghi nhận dịch bệnh lớn xảy ra, đặc biệt Thanh Hoá luôn tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch COVID-19.

Hiện nay, toàn tỉnh có 13.200 giường bệnh cả công lập và dân lập, đạt tỷ lệ 11 bác sĩ/vạn dân và 36 giường bệnh/vạn dân, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2015 và vượt chỉ tiêu đề ra đến năm 2025.

Trung bình mỗi năm có trên 100 kỹ thuật mới được áp dụng  tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, trong đó nổi bật là đã thực hiện thành công 12 ca ghép thận tại BVĐK tỉnh. Tỷ lệ người bệnh hài lòng về các cơ sở y tế công lập trên địa bàn đạt trên 90%.

Tỉnh Thanh Hoá cũng chú trọng phát triển y tế cơ sở, tăng cường năng lực khám chữa bệnh cho các trạm y tế thông qua việc đưa bác sĩ luân chuyển về công tác tại tuyến xã. Hiện 95 % trạm y tế có bác sĩ làm việc.

Giám đốc Sở Y tế Thanh Hoá cũng cho biết, hiện trên 90% người dân trên địa bàn tham gia BHYT. Tính đến cuối tháng 3/2021, số lượt bệnh nhân khám chữa bệnh BHYT trên toàn tỉnh là trên 1 triệu lượt.

Mặc dù đạt được những kết quả khả quan trong công tác y tế, tuy nhiên lãnh đạo Sở Y tế  tỉnh Thanh Hoá kiến nghị Bộ Y tế quan tâm hỗ trợ tỉnh một số trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch; hỗ trợ địa phương cải tạo, nâng cấp một số trạm y tế xuống cấp; hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật… để tỉnh Thanh Hoá phát triển các bệnh viện thông minh trên địa bàn.

Làm tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá cao tỉnh Thanh Hoá đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế…

Đây cũng là địa phương đầu tiên của cả nước chữa khỏi bệnh nhân COVID-19 từ đợt 1 và không để lây lan dịch bệnh trên địa bàn.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, vấn đề an sinh trong đó có y tế, chăm sóc sức khoẻ cho người dân trên địa bàn cũng luôn được tỉnh Thanh Hoá quan tâm và  tỉnh c cần có những kế hoạch, chương trình thực hiện cụ thể để đạt được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội lần thứ 19 của tỉnh đã đề ra.

Cho rằng trong sự phát triển của ngành y tế, các yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị có thể khắc phục nhanh, nhưng nguồn nhân lực và chất lượng dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng bởi “người dân có được thụ hưởng y tế có chất lượng hay không, dịch vụ kỹ thuật cao hay không thì 2 yếu tố này đóng vai trò quyết định”.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế lưu ý tỉnh một số nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển ngành y tế trên địa bàn để ngày càng làm tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Trước hết, tỉnh Thanh Hoá không chủ quan lơ là trong phòng chống dịch COVID-19, chuẩn bị các tình huống cách ly trên diện rộng, khoanh vùng, xét nghiệm, điều trị… để tránh luống cuống dẫn đến “vỡ trận” nếu có dịch xuất hiện trên địa bàn với số lượng bệnh nhân lớn, số người phải cách ly nhiều.

“Chúng ta phòng chống dịch đã rất tốt, nhưng cũng cần chủ động các biện pháp để sẵn sàng ứng phó khi có cách tình huống xảy ra. Chống dịch càng nhanh thì càng làm giảm tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Về sự phát triển chung của ngành y tế tỉnh Thanh Hoá, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng do tỉnh có dân số đông (khoảng 3,6 triệu người) nên phải thực hiện đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực từ y tế dự phòng đến khám chữa bệnh, dược, trang thiết bị, đào tạo phát triển nguồn nhân lực… Tỉnh cần có quy hoạch tổng thể ngành y tế địa phương đồng bộ, trên cơ sở phù hợp với tinh thần quy hoạch tổng thể ngành y tế cả nước và đúng với tinh thần nghị quyết Đại hội 13 của Đảng.

“Chúng tôi sẽ phối hợp và hỗ trợ để tỉnh thực hiện các mục tiêu đề ra”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Liên quan đến việc xây dựng BVĐK tỉnh Thanh Hoá là bệnh viện tuyến cuối của Bộ Y tế tại địa phương vào năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng không chỉ đơn thuần tập trung cho riêng BVĐK tỉnh mà ngành y tế Thanh Hoá phải có giải pháp phát triển nhiều bệnh viện, nhiều chuyên ngành bao gồm cả bệnh viện sản, nhi, ung bướu… nhằm tạo nên sự đồng đều trong tiếp cận chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn. “BVĐK tỉnh đi trước, rồi tiếp đến là các bệnh viện tiếp theo”- Bộ trưởng nói.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng lưu ý tỉnh cần quan tâm phát triển đồng đều, lan toả hệ thống khám chữa bệnh, phấn đấu làm sao để một số bệnh viện tuyến huyện tại khu vực vùng núi, vùng cao tương đương bệnh viện tuyến tỉnh để người dân địa phương được tiếp cận công bằng trong chăm sóc sức khoẻ.

Khẳng định quan tâm của ngành y tế hiện nay là ưu tiên cho y tế cơ sở, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh Bộ đang tiến hành nhiều cách làm, nhiều giải pháp về đầu tư, đào tạo nhân lực để nâng cao năng lực y tế cơ sở đặc biệt ở các vùng khó khăn, trong đó có một số huyện của Thanh Hoá.

Về y tế dự phòng, theo Bộ trưởng địa phương cần có kế hoạch phát triển đồng bộ, xây dựng Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) của tỉnh đủ mạnh, có phòng an toàn sinh học cấp độ 3 để đảm bảo an ninh y tế, phục vụ công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

Về vấn đề đào tạo nhân lực, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết sẽ phát triển phân hiệu Đại học Y Hà Nội thành ĐHY Hà Nội tại Thanh Hoá

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng cũng cho rằng tỉnh nên có cơ chế chính sách đầu tư riêng biệt cho khu vực y tế công và y tế tư nhân…

“Địa phương nghiên cứu mô hình phát triển dược liệu gắn với xoá đói giảm nghèo bền vững. Chúng tôi sẽ giao cho một số đơn vị trực thuộc của Bộ Y tế cùng làm việc cụ thể với tỉnh”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

N. Huyền 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !