'Tào tháo' đuổi sau trận bia với bạn bè, vì sao rối loạn tiêu hoá hay gặp ở mùa hè?

Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp trong mùa hè ở mọi lứa tuổi, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời người bệnh có thể gặp nguy hiểm.

Chị Phan Hải A. (Ba Đình, Hà Nội) vừa trở về từ bệnh viện. Một tuần trước chị phải đến viện cấp cứu chỉ sau một “chầu bia” với bạn bè.

“Hôm đấy, tôi uống bia với ăn gỏi cá. Cứ nghĩ có thính, nước chấm nhiều gia vị, nhiều rau ăn kèm rồi sẽ không sao. Nhưng chỉ sau cuộc vui với bạn bè ít giờ, tôi bắt đầu có dấu hiệu đau bụng. Tiếp sau đó là đi ngoài. Đi liên tục, người vã mồ hôi. Chỉ trong 2h đồng hồ, tôi chạy ra nhà vệ sinh tới 6 lần. Cực chẳng đã tôi phải vào viện”, chị Hải A. cho hay.

Không chỉ mình chị mà cô con gái đi cùng hôm đó cũng đau bụng, đi ngoài. Rất may, sau khi cháu uống bù nước và men tiêu hoá thì đã đỡ và không phải đến viện truyền nước như mẹ.

Tình trạng rối loạn tiêu hoá của mẹ con chị Hải A. không phải là hiếm gặp những ngày gần đây. Khi thời tiết đã chuyển sang hè, cơ thể mất nước thoát ra theo mồ hôi, nhiệt độ môi trường cao khiến cơ thể luôn mệt mỏi, sức đề kháng kém, vì vậy rất dễ mắc các rối loạn tiêu hóa

Tại Khoa  Nội tiêu hoá, Bệnh viện Bãi Cháy thống kê trong quý 3/2022 cho thấy số lượng bệnh nhân mắc bệnh lý rối loạn tiêu hóa tăng cao so với các quý trong năm. Bệnh nhân nhập viện với đa dạng triệu chứng như đau bụng, nôn, sốt, tiêu chảy.. 

{keywords}
Đau bụng, tào tháo đuổi sau trận bia với bạn bè, vì sao rối loạn tiêu hoá hay gặp ở mùa hè? (ảnh minh hoạ) 

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng gây ra do sự co thắt không đều các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa dẫn tới đau bụng, thay đổi đại tiện. Về bản chất, bệnh rối loạn tiêu hóa là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật dẫn tới loạn khuẩn ở đường ruột.

Bác sĩ CKI. Nguyễn Duy Khắc – Trưởng Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, nguyên nhân dẫn đến bệnh lý rối loạn tiêu hóa mùa hè là do thời tiết nóng nực, nhiệt độ nóng ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi, nảy nở, thức ăn dễ bị ôi thiu, hỏng, nấm mốc…

Việc thức ăn để lâu ngày, không được bảo quản tốt, được hâm đi hâm lại nhiều lần hoặc ăn thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh dễ dẫn đến nhiễm các vi khuẩn đường tiêu hóa có trong thức ăn, nước đá.

Theo đó, khi chúng ta  ăn phải những thức ăn nhiễm khuẩn, hệ tiêu hóa của người bệnh bị tấn công gây nên các bệnh lý rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, tiêu chảy hoặc táo bón, ngộ độc thức ăn…

Trong đó, tiêu chảy do nhiễm khuẩn e.coli, lỵ trực khuẩn (Shigella) hoặc lỵ amip thường gặp với các triệu chứng điển hình như đau quặn bụng, tiêu chảy cấp, thậm chí nhiều trường hợp bị sốt, nôn, mất nước, điện giải, phân có máu…

Đáng lưu ý, BS Khắc cảnh báo,  nếu các triệu chứng biểu hiện rầm rộ hoặc kéo dài 10 ngày thì sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như trụy mạch, hội chứng tan máu suy thận cấp tăng ure huyết, làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Bên cạnh đó, việc uống rượu bia nhiều sẽ làm mất một lượng lớn men tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đế hội chứng ruột kích thích. Người bệnh thường gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, đầy bụng, đi ngoài phân lỏng…

Theo BS Khắc, rối loạn tiêu hóa không phải bệnh nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân. Nếu phát hiện và điều trị chậm trễ, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như trụy tim mạch, suy thận, rối loạn điện giải, viêm đại tràng, viêm ruột, ung thư đại trực tràng, hội chứng ruột kích thích…

Trên thực tế, BS Khắc nhấn mạnh, một số triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đau bụng, sốt, tiêu chảy rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm ruột thừa, nhiễm Covid-19, ung thư dạ dày, đại tràng…

Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên chủ quan tự điều trị tại nhà, cần đến cơ sở y tế gần nhất, nếu nặng phải đến cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hóa để khám tầm soát các bệnh lý khác, đồng thời sử dụng thuốc theo tư vấn, chỉ định của bác sĩ để điều trị dứt điểm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tránh các biến chứng và bệnh lý ngoại khoa nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.

Phòng ngừa rối loạn tiêu hoá ra sao?

Để phòng bệnh rối loạn tiêu hoá đặc biệt trong thời điểm mùa hè:

Ăn chín, uống sôi, không nên ăn thức ăn đã ôi thiu, để lâu ngày trong tủ lạnh. Sử dụng các loại thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, chế biến thực phẩm đúng cách và đảm bảo vệ sinh. Hạn chế ăn thức ăn đường phố, gỏi sống, đồ uống có cồn...

Chú ý, bảo quản thực phẩm đồ ăn trong tủ lạnh cần được đậy kín, bọc cẩn thận. Sau khi đưa ra ngoài tủ lạnh cần đun nóng để tiêu diệt vi sinh có trong thực phẩm, đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa.

Giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm, môi trường bẩn...

Đối với người thường xuyên táo bón cần bổ sung nhiều chất xơ, các loại rau củ quả tươi và rau xanh như: chuối, dứa, khoai lang, rau cải xoăn, mồng tơi,… ăn sữa chua và uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình đào thải của cơ thể.

Đối với những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn nhiều các loại chất kích thích (hành, tỏi, ớt, hồ tiêu, mù tạt…), không nên uống rượu, bia, nước giải khát có gas. Sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu đang bị rối loạn tiêu hóa nên hạn chế dùng hoặc kiêng hẳn cho đến khi tiêu hóa bình thường. Hạn chế đến mức tối đa sử dụng những món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.

Bổ sung các vitamin và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng chống các tác nhân sinh vật gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.

Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để giúp khí huyết lưu thông, hệ tiêu hóa nhu động tốt.

N. Huyền 

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !