"Táo giao thông" Chí Trung luôn là "một bí ẩn đối với vợ"

Ngày xưa, khi Huyền nói đến chuyện đi đóng phim dài ngày, tôi nói thẳng, tôi không thích. Và Huyền phải lựa chọn, vì đi làm phim dài ngày rất phức tạp, rất dễ có chuyện tình tang, đổ vỡ.
Ảnh: NGUYỄN ÐÌNH TOÁN
Chí Trung ngồi trong căn phòng rộng ở Nhà hát Tuổi trẻ, nơi anh đang đảm nhiệm chức Phó Giám đốc. Gương mặt buồn, trầm tư, khác hẳn với một Chí Trung tếu táo trên facebook cũng như sân khấu. Chí Trung nói, anh sẽ trở lại với chính kịch, bởi anh muốn truyền cho khán giả cả giấc mơ và niềm hạnh phúc. Ðiều mà Chí Trung vẫn đau đáu.

Bố từng mong tôi đi theo chính kịch
- Nhậm chức Phó Giám đốc đã được ba tháng, cảm giác của anh thế nào?

- Ðôi lúc thấy buồn, cảm thấy mình xa rời đời sống của một diễn viên, lúc nào cũng phải làm hành chính, ngày tám tiếng, cô đơn trong phòng. Nhưng có lẽ, mình sẽ phải quen thôi.

- Dấu ấn mới của chức vụ Phó Giám đốc sẽ là gì nhỉ, vì người ta vẫn quen với Chí Trung của những vai diễn hài?

- Sân khấu kịch đang chịu ảnh hưởng bởi sự suy thoái chung của kinh tế thế giới. Ðìu hiu. Vắng khách. Tôi vừa phải đau lòng quyết định cắt bớt một suất diễn trong tuần ở Rạp Thanh niên, vì không chịu nổi chi phí. Anh em cũng buồn lắm, nhưng bây giờ, cái ăn còn chưa đủ, nói gì đi xem kịch. Tuy nhiên, nói thế không phải để bi lụy hóa đời sống. Sau Lời thề thứ 9 của Lưu Quang Vũ, tôi nhận được rất nhiều phản hồi tốt. Và bây giờ, chúng tôi đang bắt tay dựng lại vở Mùa hạ cuối cùng của nhà viết kịch này. Ðây là một vở kịch về tiêu cực trong giáo dục, bao nhiêu năm rồi, đến bây giờ vẫn còn nguyên tính thời sự. Chị sẽ hỏi, tại sao tôi lại chọn Lưu Quang Vũ, bởi vì, hiện tại chúng ta vẫn chưa có kịch bản hay, tôi không có sự lựa chọn nào khác.

- Tôi nhớ, trong một lần trò chuyện cùng bố anh, NSND Quý Dương khi ông còn sống, tôi thấy ông đã đặt nhiều kỳ vọng vào anh. Và đã có những thất vọng theo cách nghĩ của ông.

- Bố tôi muốn tôi phải đi theo chính kịch, phải đầu tư vào chiều sâu. Nhưng như tôi nói, những điều tử tế bây giờ không bán được. Tôi không thể có những tác phẩm, tiểu phẩm không bán được. Tôi phải bán được, cho dù bán bằng giấy mời mà người ta xem phải thấy sung sướng. Một tác phẩm như một món ăn ngon phải có người mua, người tặng. Còn nhìn sân khấu bây giờ người ta cứ quay đi. Có đau lòng không? Bố tôi mong muốn tôi đi theo chính kịch, làm những gì chính thống. Còn tôi, đi con đường của mình, và tôi thấy hài lòng với chính mình. Tuy nhiên, tôi sẽ quay lại chính kịch và lợi hại hơn xưa, là phải "bán" được, "bán" được niềm tin, "bán" được sự yêu thích, thuyết phục, "bán" cả giấc mơ và hạnh phúc cho khán giả. Những điều tử tế không bán được, nhưng những điều tốt đẹp vẫn được đón nhận trong đời sống này.

- Thế ngày xưa, khi vào nhà hát, Chí Trung mang theo khát vọng gì, sự nổi tiếng, cống hiến chẳng hạn?
- Ôi, tôi đơn giản lắm. Tôi học hết lớp 10, dốt toán, tự lượng sức chả thi được đại học, nên khi biết tin Nhà hát Tuổi trẻ tuyển người, tôi xin bố thi tuyển. Bố tôi đồng ý. Vào tuyển, chỉ diễn một phút là họ cho ra, vòng nào cũng thế, thầm nghĩ chắc mình trượt rồi. Nhưng sau có kết quả mới biết, vì mình rất có năng khiếu diễn... Ðúng là nghề đã chọn mình.

- Anh có buồn không khi lao động quần quật, diện "phủ sóng" rộng rãi mà đến bây giờ vẫn chưa được danh hiệu NSND?
- Buồn gì. Ai cũng bảo tôi làm việc quần quật mà chưa được xét tặng danh hiệu NSND. Tôi nói đùa, tôi là đàn ông mà nên bao giờ cũng được "ưu tiên" sau phụ nữ, hơn nữa, tôi đóng hài kịch, hài kịch hết người để trao thì người ta mới trao cho tôi. Chúng tôi, những người làm nghề, vẫn thường nói với nhau, được ghi nhận cũng tốt, có danh cũng hay, nhưng mình làm nghề bằng tâm mình đã. Có một "thương hiệu" như tôi, sống được bằng nghề tốt chứ. Chẳng may mà có ai mời tôi đi event giá 20 triệu tôi cũng không thích bằng việc đi diễn vở của tôi, với diễn viên của tôi chỉ 200 ngàn đồng một tối. Tôi không bao giờ ăn cắp tiền của Nhà nước, cấu véo tiền của anh em. Thế nên, tôi biết điều tử tế mà không ra tiền cho mọi người để qua được thời đại khó khăn này, thì tôi chết. Trong trái tim mỗi người nghệ sĩ, chính kịch vẫn là chính, mình được tôn vinh chính mình.

Tôi luôn là một "bí ẩn" đối với vợ

- Tôi được biết, có thời, Chí Trung từng đi buôn đồ cổ để kiếm sống?

- Ngày xưa, nghèo lắm. Từ năm 1985-1986, hồi đó đói, nhà hát nhiều khách mà không có tiền. Ðồ cổ chưa ai biết đến. Có ông bạn tôi ở Hải Dương lên đây mua đồ cổ bán, tôi đi theo cậu ấy, đi mua một vốn mười lời, có cái lọ 100 ngàn bán 1 - 2 triệu. Bỗng nhiên thành người đi buôn đồ cổ. Ðó đơn giản là đi buôn, lợi thặng dư, mua 100 - 200 ngàn, bán 10 triệu, 20 triệu, nhiều khi ngược lại mua 10 triệu bán 200 ngàn không ai mua... Tôi may mắn là vào lúc ấy đồ cổ không lẫn lộn thật giả như bây giờ. Nhiều người lao vào cùng mua mà hành trang chỉ có lòng tham. Rất nhiều người trong "làng đồ cổ" không thích cách nói của tôi. Họ "dán" cái mác đi sưu tầm văn hóa dân gian. Còn tôi, nói thẳng thừng đó là đi buôn, là thặng dư. Tôi chỉ là một người nghệ sĩ có đồ cổ, chứ không thể nhiều hơn đồ cổ của những người sưu tầm chính thức.

- Có một thời khốn khó, nghệ sĩ phải lăn lưng ra...
- Ðó là những năm 1978, mỗi tối tôi diễn Romeo và Juliet, áo mũ sang trọng đến 11h, rồi quay về, làm lốp săm xe đạp đến 3h sáng. Miệt mài như thế, đến 5h thì dậy đi xuống tận Hà Ðông giao hàng. Căn nhà tôi ở ngày đó do mẹ để lại, chỉ có chín mét vuông, chật chội, ẩm thấp. Lương nghệ sĩ thì nghèo, cưới vợ, sinh con, tôi phải lăn ra làm đủ nghề kiếm sống. Hồi đó tôi mới lấy Huyền, đói quá nên phải vật lộn, đi buôn xe đạp, ti-vi ở chợ trời. Ngày đó, cấm tư thương, thế mà lại có lợi cho nghệ sĩ. Ði lưu diễn ở đâu, có gì đặc biệt, tôi lấy về Hà Nội bán. Cứ thế, thành tay buôn có hạng. Giờ, tôi đi ra chợ trời, nhiều người vẫn nhận ra người quen.

- Gia đình anh là một gia đình nghệ sĩ hiếm hoi có cuộc sống bình yên hạnh phúc. Nhưng có lẽ, phải kể đến sự hy sinh của vợ anh, chị Huyền đã đứng đằng sau tất cả, do chị ấy tự nguyện hay do anh áp đặt?
- Tôi là người gia trưởng. Ngày xưa, khi Huyền nói đến chuyện đi đóng phim dài ngày, tôi nói thẳng, tôi không thích. Và Huyền phải lựa chọn, vì đi làm phim dài ngày rất phức tạp, rất dễ có chuyện tình tang, đổ vỡ. Cuối cùng Huyền đã chọn gia đình. Cũng may, Huyền cũng không có quá nhiều lời mời đóng phim. Nhưng có lẽ, bắt đầu từ đó, chúng tôi đã biết lựa, để mình có cuộc sống bình yên. Khi biết Huyền yêu tôi, mọi người trong nhà hát ra sức cản, bảo đừng yêu cái thằng nhí nhố, đa tình đó, nhưng bây giờ bốn đôi ra sức cản chúng tôi thì đã ai đi đường nấy. Chỉ còn lại vợ chồng tôi.

- Chí Trung là người chung thủy trong tình yêu chăng. Ðiều gì giữ cho anh tình yêu lâu bền vậy?
- Tôi đã từng nói, hạnh phúc là những điều đã và đang xảy ra. Còn ngày mai, ai biết sẽ thế nào nếu không biết gìn giữ và làm mới mình trong tình yêu. Vì sao Huyền vẫn luôn hấp dẫn trong mắt tôi và vì sao tôi vẫn là sự bí ẩn đối với Huyền? Bạn hãy biết làm mới mình, luôn coi vợ như người tình và cảnh giác cao độ với chung quanh. (Cười). Nhưng nói thật, ơn trời tôi được may mắn, chứ không phải tài giỏi gì hơn những người khác.

- Nhiều người nói Chí Trung là người khôn ngoan và tỉnh táo. Ngay cả việc, anh không cho các con của mình đi theo nghệ thuật cũng là một quyết định khôn ngoan.
- Các con tôi tự quyết định tương lai của chúng, tôi không can thiệp. Chắc chúng nhìn cuộc đời nghệ sĩ nghèo quá.

- Cảm ơn cuộc trò chuyện của anh.

Nguồn: Nhân Dân/ Tiêu đề do Infonet đặt
Chí Trung nổi tiếng trong vai "Táo giao thông" - Ảnh VOV

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !