“Siêu” ủy ban quản lý vốn nhà nước: Lãnh đạo Cục Tài chính DN không ủng hộ

Việc thành lập ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp cần được xem xét, cân nhắc kỹ bởi có thể khiến cho tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp bị chậm lại; bộ máy hành chính nhà nước bị phình to…

Dự thảo Nghị định về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, trong đó có đưa ra đề xuất thành lập một ủy ban đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước nhằm tập trung việc quản lý các tập đoàn và tổng công ty nhà nước lớn từ các bộ ngành vào cho ủy ban này.

Theo đề xuất này, “siêu” ủy ban sẽ quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp sẽ có 30 Tập đoàn, Tổng công ty thuộc nhiều lĩnh vực như: xăng dầu, điện, dầu khí, viễn thông… đang thuộc sở hữu của nhiều Bộ ngành với tổng giá trị nguồn vốn Nhà nước sở hữu dự kiến lên tới hơn 100 tỷ USD.

“Siêu” ủy ban quản lý vốn nhà nước: Lãnh đạo Cục Tài chính DN không ủng hộ - ảnh 1

Theo đề án, “siêu” ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp sẽ có 30 Tập đoàn, Tổng công ty (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trao đổi về vấn đề này với giới báo chí, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho rằng, việc thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp cần được xem xét, cân nhắc kỹ bởi có thể khiến cho tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp bị chậm lại; bộ máy hành chính nhà nước bị phình to…

“Việc thành lập Ủy ban là thực hiện theo đúng Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, trong đó có nội dung quan trọng là cần tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng quản lý của cơ quan chủ sở hữu. Bên cạnh đó, trong các Nghị quyết của Quốc hội khi phê duyệt kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 cũng nêu vấn đề về việc nghiên cứu, thành lập mô hình cơ quan quản lý vốn tài sản của Nhà nước phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên, xung quanh dự thảo này còn một số bất cập cần được làm rõ”, ông Đặng Quyết Tiến khẳng định.

Theo ông Tiến, bất cập đầu tiên trong việc đưa ra mô hình Ủy ban là một cơ quan quản lý nhà nước sẽ không có gì khác so với hiện nay, và mục tiêu tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng quản lý của cơ quan chủ sở hữu sẽ khó được thực thi. Khi 30 doanh nghiệp này được đưa về uỷ ban quản, trong khi ủy ban này lại thuộc cơ quan hành chính của Chính phủ mặc dù không ban hành văn bản pháp luật nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về báo cáo, tham mưu…

“Cơ quan quản lý nhà nước bao giờ cũng có độ trễ nhất định vì vậy việc có đảm bảo được mô hình quản trị doanh nghiệp hay không hoặc có cơ chế quản lý khác mô hình doanh nghiệp còn nhiều băn khoăn”, ông Tiến cho hay.

Mô hình theo như dự thảo của ủy ban này vẫn chưa giải quyết triệt để được việc quản lý hiệu quả đồng vốn của nhà nước tại DNNN. Đây là bất cập thứ 2 của mô hình này.

 Trong khi Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội hướng đến thành lập cơ quan quản lý vốn, tài sản thống nhất nhưng mô hình này chưa giải quyết được điều đó. Thực tế trong dự thảo chỉ có 30 doanh nghiệp lớn ở Trung ương thuộc diện đưa về ủy ban quản lý, còn các doanh nghiệp ở địa phương sản xuất kinh doanh sẽ không được đưa về ủy ban quản lý. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh vẫn do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, còn các ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước quản lý…

Bất cập nữa, theo ông Tiến đó là nếu thực hiện theo mô hình siêu ủy ban này thì ủy ban sẽ thay mặt cho nhiều Bộ, ngành vừa làm công tác quản lý vừa điều hành sản xuất kinh doanh sẽ rất khó.

“Vấn đề đặt ra là liệu cơ quan này có đủ năng lực để phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh của 30 tập đoàn, tổng công ty thuộc các ngành nghề khác nhau không?”, ông Tiến đặt câu hỏi.

Được biết, 10 năm trước đây, trong giai đoạn đầu hoạt động, bên cạnh việc quản lý hiệu quả vốn đầu tư, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) làm cả việc quản lý lao động, sản xuất, kinh doanh dẫn đến không hiệu quả.

Rút kinh nghiệm từ mô hình này, ông Tiến cho rằng, không nên ôm đồm nhiều việc. Vì SCIC với vai trò là đơn vị quản lý đầu tư chỉ nên quan tâm việc bảo toàn, gia tăng vốn đầu tư. Hơn nữa, việc thành lập Ủy ban cùng với khối lượng công việc nhiều như vậy sẽ phải tuyển thêm người đồng nghĩa bộ máy hành chính nhà nước phình thêm trong khi tiền chi hoạt động của cơ quan này là tiền ngân sách.

Theo tinh thần kiến tạo mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo mới đây là phải đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo hướng thu gọn lại số lượng DNNN chỉ còn khoảng 200. Trong khi, 30 doanh nghiệp đưa về ủy ban này đều nằm trong diện cổ phần hóa sắp tới. Đến năm 2020 số lượng DNNN sẽ giảm dần như vậy hiệu quả, tính lâu dài về hoạt động của ủy ban khi đã thành lập ra cần cân nhắc kỹ.

“Mặt khác, việc thành lập Ủy ban có thể làm chậm tiến trình cổ phần hóa bởi quá trình tách, chuyển giao doanh nghiệp từ Bộ chủ quản về Ủy ban sẽ mất nhiều thời gian, trong khi đó một số doanh nghiệp có tâm lý không muốn cổ phần hóa sẽ lấy lý do này để dừng lại đợi”, ông Tiến khẳng định.

Như vậy, nếu không thể khắc phục được những hạn chế đã nêu trên thì cần phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN và đưa các DNNN về SCIC để tránh lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, vấn đề quan trọng hiện nay là cần thúc đẩy cải cách DNNN để tạo sân chơi bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế theo đúng chủ trương của Chính phủ đã đề ra.

Theo đề xuất thành lập “siêu” ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp sẽ có 30 Tập đoàn, Tổng công ty.  

Trong đó, con số nhiều nhất là từ Bộ Công thương, với 12 Tập đoàn và Tổng công ty. Kế đến là Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, mỗi bộ với 5 Tập đoàn, Tổng công ty; Bộ Tài chính  có 2 đơn vị gồm: Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Bảo Việt (Baoviet Holdings). 

Hải Yến

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Sun Group giới thiệu dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà

Vị trí đắc địa cùng triết lý phát triển bền vững của dự án BĐS đầu tiên Sun Group giới thiệu ở Cát Bà kích hoạt khí thế của gần 2.000 chuyên viên kinh doanh, trong sự kiện “Kích hoạt kỷ nguyên Xanh” sáng 21/2 tại TP Hải Phòng.