SHB thúc đòi nợ kẹt của Habubank
SHB thúc đòi nợ kẹt của Habubank
SHB công bố nợ nần của Habubank
Cổ đông Habubank "nhấn nút" thông qua sáp nhập
Thương vụ Habubank và SHB: Chờ cổ đông “chốt hạ”
Habubank và SHB chính thức "về một nhà"
SHB mua lại HBB: "Hôn nhân" sắp thành
Ông Nguyễn Văn Lê – Tổng giám đốc SHB cho biết, ngoài khoản nợ đọng từ các khoản vay của Vinashin, các khoản nợ hiện Habubank chưa thu hồi được tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, như 270 tỷ đồng tiền gửi tại Công ty tài chính Cao su và hơn 200 tỷ đồng tiền gửi tại NHTMCP Dầu khí toàn cầu, Đệ Nhất, Công ty tài chính Sông Đà và Công ty tài chính Handico... đều đã có kế hoạch trả nợ cụ thể cho ngân hàng (NH) sau sáp nhập.
Trước băn khoăn về khoản lỗ phát sinh của Habubank từ việc xử lý tài chính trước khi sáp nhập hơn 1.829 tỷ đồng (tính tới ngày 29/2/2012), lãnh đạo SHB cho hay, số lỗ này sẽ được mang sang trong lỗ lũy kế của NH sau sáp nhập và sẽ xử lý các khoản lỗ này sử dụng nguồn từ lợi nhuận kết quả hoạt động kinh doanh của NH sau sáp nhập trong năm 2012. Điều này đồng nghĩa, khoản lỗ phát sinh của Habubank sẽ được xử lý ngay trong năm 2012 – năm đầu tiên sáp nhập.
Ngoài ra, các khoản nợ của Habubank (nợ Vinashin, nợ tiền gửi quá hạn tại các NH) trước khi sáp nhập sẽ được cơ cấu lại và trích lập dự phòng trong 5 năm, trước mắt năm 2012 là 342 tỷ đồng. Cụ thể, 30% dư nợ của Vinashin sẽ được chuyển đổi thành trái phiếu mới của Vinashin, 70% khoản lỗ còn lại là các khoản do Vinashin vay, khó đòi thì trong đó có 25%, sẽ được NH tái cấp vốn cho các NH với lãi suất 13% (ban đầu 14%). Vì thế, khoản lợi nhuận của NH sau sáp nhập sẽ tăng lên và khoản lỗ sẽ giảm đi.
“Khoản lỗ 1.829 tỷ đồng của Habubank không tự nhiên mất đi mà sẽ phân bổ dần qua các năm. Theo kế hoạch dự kiến, ngay từ năm 2012 NH sáp nhập sẽ hòa vốn và bắt đầu có lãi từ năm 2013”– ông Lê thông tin thêm.
Trường Giang