Sau gán nợ đồ gia dụng, 'Shark' Thủy tính đưa Apax Leaders lên sàn

Egroup của "Shark" Thủy tiếp tục tái cấu trúc doanh nghiệp, ưu tiên trả nợ bằng bất động sản và đồ gia dụng cho nhà đầu tư. Ông Thủy còn tham vọng đưa Apax Leaders lên sàn chứng khoán trong tương lai.

Vào cuối tuần qua, Ban lãnh đạo Egroup đã có buổi họp định kỳ lần thứ 3 trong năm 2023 cùng các nhà đầu tư để báo cáo tình hình tái cấu trúc công ty và đưa ra phương hướng, kế hoạch phục hồi và phát triển trong thời gian tới.

Buổi họp có sự tham gia của ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch HĐQT Egroup (được biết đến với tên gọi shark Thủy); bà Nguyễn Đoàn Kim Sơn, Trưởng ban cố vấn tái cấu trúc Egroup; ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc điều hành CTCP Anh ngữ Apax.

Lãnh đạo Egroup cho biết, tập đoàn sẽ tiếp tục tập trung toàn diện vào mục tiêu phục hồi tất cả các thương hiệu giáo dục bắt đầu từ Apax Leaders. 

Đến thời điểm hiện tại, Apax là đơn vị có nhiều điểm sáng thông qua hoạt động tái cấu trúc. Chuỗi trung tâm tiếng Anh đã kiện toàn và vận hành ổn định 33 cơ sở, với 2 đơn vị mới được mở cửa trở lại tại Bắc Giang và Bắc Ninh trong tháng 5/2023.

Theo kế hoạch, Apax Leaders hướng tới mục tiêu mở cửa trở lại tối thiểu 48 trung tâm.

Egroup đặt mục tiêu tối ưu hoạt động kinh doanh để ra lợi nhuận. Từ đó, thực hiện được kế hoạch tìm kiếm các quỹ đầu tư lớn, đưa Apax Leaders lên sàn chứng khoán trong tương lai và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ với các nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch HĐQT Egroup

Về vấn đề giải quyết nợ cho nhà đầu tư, ban lãnh đạo Egroup cho biết, bên cạnh việc tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, Egroup tìm kiếm các đối tác để xây dựng những sản phẩm tái cấu trúc nợ nhằm đưa ra giải pháp giảm nợ cho nhà đầu tư. 

Với các gói tái cấu trúc nợ bằng bất động sản, Egroup tập trung tìm kiếm và lựa chọn những bất động sản có pháp lý đầy đủ để gán nợ cho các chủ nợ.

Ngoài ra, Egroup tìm kiếm những sản phẩm liên quan đến đời sống như đồ gia dụng thông qua các đối tác cung cấp uy tín để gán nợ cho nhà đầu tư và ưu tiên chi trả cho những nhà đầu tư có hoàn cảnh khó khăn.

Tại cuộc họp, ông Thủy và ban lãnh đạo Egroup gửi lời xin lỗi tới các nhà đầu tư về việc vẫn chưa thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ với các nhà đầu tư tại thời điểm hiện tại.

Egroup cần thêm thời gian để phục hồi và mong muốn được các nhà đầu tư chia sẻ, bằng việc giảm và dừng nhận lãi trong vòng 3-5 năm tới.

Trước đó, Egroup đưa ra 4 phương án giảm nợ gồm: bất động sản (đất nền và biệt thự), gói đầu tư tái cấu trúc các trung tâm tiếng Anh, gói học tiếng Anh và các thiết bị gia dụng. Với bất động sản, nhà đầu tư cần bỏ thêm tiền để có thể sở hữu.

Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu IBC của CTCP Đầu tư Apax Holdings tiếp tục giảm giá, mất khoảng 10 lần trong vòng hơn năm qua, xuống chỉ còn 2.300 đồng/cp, thấp hơn giá một cốc trà đá. IBC là công ty con duy nhất trong hệ sinh thái Egroup được niêm yết (Egroup nắm giữ hơn 42%, ông Thủy nắm gần 6,2%).

IBC vừa bị chuyển từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch từ 23/5 do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2022 quá 45 ngày. IBC cũng chưa công bố báo cáo tài chính quý I.

Apax English là hệ thống trung tâm Anh ngữ phát triển nhanh tại Việt Nam. Ông Nguyễn Ngọc Thủy có tham vọng đưa doanh nghiệp bứt phá về quy mô nhưng đã gặp nhiều khó khăn khi doanh nghiệp quản trị không tốt.

Trao đổi trực tiếp tại báo VietNamNet cuối năm 2022, ông Nguyễn Ngọc Thủy thừa nhận Apax English đã phát triển quá nóng.

Doanh nhân gốc Hà Nội cho biết, từ giữa 2019 ông có kế hoạch giảm chi phí vay, tái cấu trúc từ vay nợ sang gọi vốn và tiếp xúc các quỹ đầu tư và gọi vốn vào 2020. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 xảy ra và kế hoạch đó cũng bị thay đổi.

Ông Thủy cho biết, khi trên đà chiến thắng, doanh nghiệp đã đi khá nhanh và gặp cú vấp khá lớn vào năm 2019. Đây cũng là khoảng thời gian, Egroup mở thêm nhiều trung tâm Anh ngữ nhất, hoạt động thời gian rất ngắn mà phải đóng cửa.

Có khoảng thời gian, doanh nghiệp tổn thất gần 1.000 tỷ đồng trong 6 tháng. Chi phí lãi vay, chi phí tài chính khiến doanh nghiệp “vô cùng vất vả”.

Mạnh Hà

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.