Bỏ phố về quê trồng cam, chanh dây sạch, 9X có doanh thu hàng trăm triệu mỗi năm

Khởi nghiệp với nông nghiệp chưa bao giờ dễ dàng. Nhưng nếu đủ tâm huyết, kiến thức và sự nhạy bén thì khó lại thành dễ…. Đam mê đó đã khiến chàng trai trẻ đang làm trong ngành điện tử viễn thông quyết bỏ phố về quê làm nông nghiệp.

Đang đi làm tại một công ty điện tử viễn thông đúng chuyên ngành học ở Sài Gòn với mức lương ổn định, nhưng chàng trai Nguyễn Đức Mạnh (sinh năm 1990) sinh ra và lớn lên ở xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai lại bất ngờ nghỉ việc, rời phố về quê khởi nghiệp với nông nghiệp.

Quyết định này của chàng trai trẻ khiến bố mẹ khá ‘sốc’, ban đầu không bằng lòng chút nào vì bao năm ăn học muốn con thoát cảnh làm nông, mà nay con lại quay về.

Đang làm về lĩnh vực điện tử viễn thông, chàng trai trẻ Nguyễn Đức Mạnh ở Gia Lai bất ngờ nghỉ việc, rời phố về quê khởi nghiệp với nông nghiệp.

Xuất phát cho quyết định bỏ phố về quê khởi nghiệp ấy chính là trong một lần đi công tác ở Đà Lạt, có dịp tham quan các trang trại trồng rau, trồng hoa trong nhà kính với nhiều công nghệ mới khiến Mạnh vô cùng ấn tượng. Từ đó, Mạnh bắt đầu tìm hiểu về nông nghiệp nhiều hơn.

Tham gia vào các hội nhóm về cây cối, càng ngày niềm mong muốn về quê để được làm vườn, được khởi nghiệp với nông nghiệp càng mãnh liệt dần trong Mạnh. Cuối năm 2014, chàng trai 9X chính thức nộp đơn xin nghỉ việc để về quê khởi nghiệp. Đó là năm Mạnh 25 tuổi.

Lợi thế gia đình có sẵn đất, khoảng 2,3 ha bố mẹ đang trồng cafe sẽ đủ cho chàng trai trẻ có cơ hội vẫy vùng. Cùng với việc mang những kiến thức được học trên giảng đường áp dụng vào nông nghiệp như tự động hóa nông nghiệp, đầu tư kỹ thuật máy móc điều khiển… Còn chưa có kiến thức nông nghiệp thì vừa làm vừa quan sát xung quanh, vừa học hỏi. 

Lấy ngắn nuôi dài, trong lúc chờ cam canh lớn, Mạnh đã trồng chanh dây để có nguồn thu....

Mạnh chia sẻ, ngay lúc mới về quê đã chọn trồng cây hoa tulip vì có thời gian sinh trưởng chỉ hơn 1 tháng sẽ kịp bán dịp Tết. Bỏ ra 10 triệu đồng để mua củ giống, chậu trồng và các thứ cần thiết nhưng khi bán thì lỗ mất 8 triệu đồng.

Nguyên nhân do Mạnh cắt hoa chưa đúng ngày, hoa nở trước Tết 10 ngày nên chỉ bán được một số lượng nhất định, thu về được khoảng 2 triệu đồng. Số hoa còn lại Mạnh cho vào tủ lạnh làm mát để gần Tết bán, nhưng đến ngày mở ra thì chỉ để thêm được 1 ngày là hoa hỏng hết.

Sau đó, Mạnh xin bố mẹ một khoảnh đất khoảng 3 sào rồi phá cafe đang trồng đi để trồng khoảng 300 cây cam canh. Để có vốn trang trải cho hành trình khởi nghiệp này, Mạnh vay ngân hàng tổng số tiền khoảng 100 triệu đồng.

Tìm hiểu về các loại cam từ những người đi trước ai cũng bảo cam canh là loại khó trồng nhất. Nghĩ rằng, tuổi trẻ thì cứ cái gì khó nhất thì “chơi” nên Mạnh tìm hiểu nhiều nơi, thử nghiệm nhiều phương pháp trước khi trồng đồng loạt cam canh.

Khi cây cam còn nhỏ, Mạnh trồng các loại rau vào những chỗ đất trống để lấy ngắn nuôi dài.

Mạnh tự nhân giống chanh leo để tiết kiệm chi phí và có cây giống tốt nhất.

Sau 3 năm, cây lớn và cho quả. Mạnh dùng dao khoanh thân cam để hãm sự sinh trưởng cho cây. Quan sát cam xem có giữ được quả đến cuối năm hay không. 

Chàng trai trẻ tìm hiểu, học theo phương pháp mới để cỏ mọc quanh gốc cam và kiểm soát, nếu cỏ cao quá thì cắt thấp xuống.

“Nếu trong vườn có cỏ sẽ thu hút những con thiên địch, bướm ong về. Mỗi loại côn trùng sẽ là thiên địch của một loại sâu, khi vườn có sâu thì con thiên địch sẽ triệt tiêu những con có hại đi.

Khi trời nắng, nhờ lớp cỏ phù trên mặt đất giữ ẩm cho đất, cây lâu bị bốc hơi, giảm chi phí tưới nước. Trời mưa, rễ cỏ ăn sâu xuống đấy sẽ giống như những ống nước dẫn sâu xuống lòng đất sẽ thoát nước nhanh hơn, cây sẽ đỡ bị bệnh hơn mà không cần dùng thuốc phòng trị nấm vào mùa mưa”, Mạnh chia sẻ.

Cuối năm 2018, là năm thu hoạch đầu tiên, Mạnh ‘khoe’ thu được khoảng 6 tấn cam canh. Trong đó, chọn ra được khoảng 3 tấn bán giá loại 1, số còn lại bán cho thương lái thu mua tại vườn. Tính trung bình giá bán được khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg, thu về hơn 100 triệu đồng.

Do quá trình bắt đầu trồng, Mạnh thường chia sẻ các bài viết trong các hội nhóm, kết bạn với nhiều người, trong đó có những người buôn bán nông sản sạch, họ theo dõi Mạnh làm từ lúc trồng đến lúc thu hoạch nên kết nối được đầu ra cho cam một cách dễ dàng.

Cam canh là loại khó trồng nhất trong các loại cam nhưng Mạnh đã quyết chọn trồng, năm đầu tiên thu hoạch được 6 tấn cam từ vài trăm gốc.

“Nhờ phương pháp canh tác hữu cơ, đa dạng hệ sinh thái trong vườn nên khi khách hàng dùng cam canh đều cảm nhận vị khác hoàn toàn với cam canh tác hóa học. Khách hàng đánh giá cam canh của tôi trồng có độ ngọt vừa nhưng rất thơm và đậm vị đọng lại sau khi ăn… khiến bản thân cảm thấy rất vui, hạnh phúc khi những cố gắng trong những năm qua đã được đền đáp.

Cửa hàng này lại tự giới thiệu với các cửa hàng khác, cứ như vậy giúp Mạnh kết nối được các cửa hàng thực phẩm sạch ở Sài Gòn, Vũng Tàu, dần dần mở rộng sang Quy Nhơn, Đà Nẵng… Nhờ đó, sẽ không lo đầu ra tiêu thụ sản phẩm nếu có thu hoạch cả chục tấn mỗi năm”, Mạnh cho hay.

Theo chàng trai 9X, để làm nông nghiệp hiệu quả, phải biết nhân giống bằng cách ươm, ghép trồng cây. Đến nay, vườn trồng của Mạnh đã có khoảng 1.000 gốc cam với nhiều loại, trong đó cam canh chiếm một nửa số lượng, còn lại là cam vinh, cam xoàn, cam sành, quýt đường, quýt hồng.

Cùng với đó, Mạnh còn trồng thêm nhiều loại cây ăn trái khác như bơ, sầu riêng, mắc ca…

Đặc biệt, chàng trai trẻ còn trồng xen thêm chanh dây (chanh leo) khi tán cam chưa rộng. Tuy là lấy ngắn nuôi dài, chanh dây cho thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 11 nên sau 3 năm doanh thu từ chanh dây lại nhiều hơn cam.

Mạnh cho biết, chanh dây thu hoạch được thương lái đến tận vườn thu mua để xuất khẩu đi các nước. Giá bán chanh dây phụ thuộc vào chất lượng quả, nếu quả bóng bẩy, đẹp, không bị méo mó, sâu bệnh, giá bán hơn 30.000 đồng/kg. 

Dù doanh thu không cố định, nhưng mỗi năm thu hoạch cả cam canh, chanh dây cùng các loại cây ăn trái khác, Mạnh có doanh thu 300-400 triệu đồng.

Doanh thu từ cam và chanh dây đạt khoảng 300-400 triệu đồng một năm. Tuy nhiên, Mạnh chia sẻ, doanh thu mỗi năm sẽ có sự thay đổi chứ không cố định vì phụ thuộc vào năng suất của cây trồng. Có thể đầu năm cây đang đẹp nhưng gặp thời tiết mưa nhiều, cam sẽ bị rụng quả, vàng lá, thối rễ hư cây.

Theo Mạnh, khởi nghiệp với nông nghiệp chưa bao giờ dễ dàng. Xong nếu tâm huyết, đam mê với nó thì khó lại thành dễ. Các bạn trẻ khác muốn khởi nghiệp với nông nghiệp như mình, Mạnh khuyên nên trồng đa dạng, không nên trồng độc canh một loại cây để đề phòng rủi ro.

Vườn cam của Mạnh lại sắp bước vào vụ thu hoạch…. với những cây cam sai trĩu quả, hứa hẹn một mùa thu hoạch bội thu. Mạnh nói: “Bỏ phố về quê là lựa chọn đúng hướng với bản thân khi luôn cảm thấy vui vẻ là mãn nguyện rồi….”

Chàng trai 9X còn ấp ủ kế hoạch trong tương lai sẽ duy trì vườn phát triển tốt để kết hợp với việc phát triển du lịch, tạo ra một hướng đi bền vững hơn.

Minh Thư

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.