Sáng kiến “5 chữ cái” cho vấn đề Biển Đông

Trước những lo lắng về tình hình Biển Đông và quyền lợi dân tộc, quốc gia của Việt Nam, nhiều người con đất Việt đã tự nguyện tìm tòi, nghiên cứu để giúp Nhà nước và nhân dân đề ra giải pháp.
LTS: Trăn trở với vấn đề Biển Đông là nỗi niềm của mỗi người con đất Việt. Hơn lúc nào hết, những sáng kiến xây dựng hòa bình để đảm bảo chủ quyền quốc gia trở nên quý giá và cấp thiết. Báo điện tử Infonet giới thiệu đến bạn đọc 2 bài tham luận của học giả Đinh Hoàng Thắng và Hoàng Việt với những kiến giải đáng quan tâm.

Bối cảnh hiện nay khiến việc tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp biển đảo trong khu vực tiếp tục là vấn đề cấp bách. Quyền lợi của ngư dân Việt tại Hoàng Sa, Trường Sa không thể không được đảm bảo.
TS. Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan, hiện làm Trưởng Nhóm Tư vấn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, đang cộng tác với Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết.

Ths. Hoàng Việt hiện là giảng viên Đại học Luật, TP. Hồ Chí Minh.

Sáng kiến "5 chữ cái" là gì? 

Xin được kiến nghị một dạng thức “mô hình giải pháp” (solution model, paradigm), bao gồm năm biện pháp (measures), gọi là P&DOWN. Đây là một tập hợp năm chữ cái tiếng Anh, mỗi chữ cái tiêu biểu cho một biện pháp: PPartnership (Đối tác), DDemocracy (Dân chủ), OCOC for Ocean (bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông), WWisdom (Minh triết) NNetwork (Kết nối).

Mô hình 5 biện pháp này là cách tiếp cận theo tư duy hệ thống đối với các tranh chấp phức tạp ở Biển Đông trong bối cảnh Đông Nam Á hậu Chiến tranh Lạnh. Vấn đề càng trở nên cấp bách sau cuộc gặp cấp cao Tập Cận Bình-Obama và chuyến thăm cấp nhà nước Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn Sang...

Sáng kiến “5 chữ cái” cho vấn đề Biển Đông - ảnh 1
TS. Đinh Hoàng Thắng (đeo kính) tại buổi giới thiệu giải pháp. (Ảnh Gafim)

Tình hình hiện nay, theo nhận định của TS. Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Các bên liên quan vẫn giữ lập trường cũ, đặc biệt là Trung Quốc, vẫn nhất quyết đeo bám yêu sách về chủ quyền lãnh thổ và và đòi hơn 80% diện tích Biển Đông. Tại hội đàm cấp cao Việt-Trung mới đây nhất, mặc dù hai bên cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện nhưng cũng chỉ có Chủ tịch Trương Tấn Sang nêu đề nghị cần tăng cường phối hợp, xử lý thỏa đáng, bảo đảm lợi ích và quyền lợi của ngư dân Việt Nam. Tiến trình COC và việc tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển (UNLOS-1982) không được khẳng định trong Tuyên bố chung và các văn kiện chính thức. Trong tiếp xúc cấp cao Trung-Mỹ, ông Tập Cận Bình tiếp tục khẳng định nhất quyết bảo vệ cái gọi là “chủ quyền quốc gia của Trung Quốc” trên Hoa Đông và Biển Đông.

Nhìn lại bối cảnh phức tạp ở Biển Đông

 ĐANG ĐỌC NHIỀU

Tướng Tuyên: Sẽ bồi dưỡng võ thuật cho CSGT!

Có lẽ ít ai hoài nghi về tầm quan trọng của bang giao Trung-Mỹ đối với các mối quan hệ quốc tế thế kỷ XXI. Tuy nhiên, cục diện thế giới đa cực ngày nay khác xa với môi trường quốc tế của những năm 1970, thời điểm “tam quốc” Mỹ-Xô-Trung tranh hùng. Cho dù ông Tập Cận Bình, ngay trong ngày đầu của cuộc gặp đã cố ý so sánh cấp cao Cali với chuyến thăm của ông Nixon sang Bắc Kinh năm nào, song ít ai tin rằng những ngày này, ông Tập và ông Obama đã có các thỏa thuận có thể khuynh đảo thế giới như kỷ nguyên “hai phe bốn mâu thuẫn” ấy!

Hẳn nhiên thời nào thì bang giao Trung-Mỹ, Việt-Trung cũng đều có không gian cho thỏa hiệp và căng thẳng, hợp tác và cạnh tranh. Các mối bang giao này vốn đã phức tạp, sau cấp cao Cali, cấp cao Bắc Kinh không ai nghĩ là chúng sẽ đơn giản hơn. Dư luận trong, ngoài khu vực quan tâm đến môi trường mới ở Biển Đông là vì thế.
Sáng kiến “5 chữ cái” cho vấn đề Biển Đông - ảnh 2
ThS. Hoàng Việt (phải) (Ảnh Vietnamnet)

TS. Bonnie Glaser, nữ cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Hoa Kỳ, cho rằng quan trọng nhất ở đây là bản chất của mối quan hệ: “Cả Tổng thống Obama lẫn Chủ tịch Tập Cận Bình đều nhận thức rằng, Mỹ và Trung Quốc cũng như toàn thế giới sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nếu hai nước sa vào vết xe đổ của lịch sử, khi một cường quốc mới nổi thách thức một cường quốc đang đứng đầu thế giới và kết thúc bằng xung đột quân sự. Tại cuộc gặp gỡ Cali, hai nhà lãnh đạo đã bàn thảo về mô thức quan hệ mà hai bên mong muốn, như ông Tập Cận Bình tuyên bố với báo giới là một mối quan hệ dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi và mở rộng sự hợp tác”.

Việt Nam, Trung Quốc ra tuyên bố chung
Kết quả, ý nghĩa chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước
Trung Quốc - ASEAN sẽ đàm phán về COC vào tháng 9/2013
Về khả năng thỏa thuận ngầm, Phó Giám đốc Viện Viễn Đông Sergei Louzyanin phân tích, ông Obama sẵn sàng có nhượng bộ mang tính chiến thuật, bởi tới nay Trung Quốc vẫn là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, là thị trường quan trọng đối với các tập đoàn Hoa Kỳ. Từ khi mở ra giao thương, lúc nào cán cân mậu dịch của Mỹ cũng bị thâm hụt và số thâm hụt ngày càng tăng. Năm 2011, hàng “Made in China” vào Mỹ trên 399 tỷ USD, trong khi Mỹ chỉ bán cho Trung Quốc được 104 tỷ, thâm thủng 295 tỷ. Năm 2012 Mỹ nhập của Trung Quốc trên 425 tỷ và bán cho Trung Quốc chỉ có 110 tỷ, thâm thủng 315 tỷ. Tuy nhiên, sức mạnh thật sự lại không nằm trong tay nước có dự trữ ngoại hối lớn mà lại ở trong tay nước có thể dễ dàng đi vay bằng đồng nội tệ của chính họ. Chưa nói, ràng buộc đồng Nhân dân tệ vào đồng USD đang đặt Trung Quốc trước không ít rủi ro.

Mỹ-Trung còn dè chừng nhau bởi nhiều chuyện khác, trong đó đáng quan tâm nhất là chiến lược “Á tâm” và quá trình “tái cân bằng” các lực lượng vũ trang của Mỹ sang Thái Bình Dương. Ngoài ra, gián điệp mạng, khả năng chạy đua vũ trang trên không gian của Trung Quốc... đều là những vấn đề “nóng” trong nghị trình.

Theo ông Thẩm Định Lập, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ của Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, cách xử lý của Tổng thống Obama đối với Bắc Kinh mang tính đối đầu nhiều hơn so với người tiền nhiệm George W Bush: hai lần Obama quyết định bán vũ khí cho Đài Loan và hai lần gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma (Bush chỉ có một lần). Một số phân tích vẫn cho rằng, sau cấp cao Cali để “bắt mạch và nắn gân nhau” dường như hai bên vẫn chưa định hình được khuôn khổ của cái gọi là “mô thức mới” trong quan hệ. Hai bên vẫn như những đối thủ trong thế giằng co nhau trên sới vật.

Kết thúc cuộc gặp cấp cao, món quà ông Obama tặng ông Tập là một chiếc ghế băng. Mặt trước ghế được khắc ngày tháng hai vị đàm đạo kèm theo dòng chữ Hán, viết rằng chiếc ghế băng được làm từ gỗ đỏ California. Trong lúc đi dạo ngoài trời tại khu nghỉ mát đầy nắng gió ở California, ông Tập đã cùng ông Obama ngồi lại một lúc trên chính chiếc ghế ấy. Lãnh đạo hai cường quốc thế giới đã dành tám tiếng đồng hồ trong hai ngày để “kết giao” và thảo luận về một số lĩnh vực mang tính biểu trưng cao, bao gồm vấn đề an ninh mạng (quan hệ song phương), phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên (vấn đề an ninh khu vực) và biến đổi khí hậu (mối quan tâm toàn cầu). Cho đến nay, các nguồn tin về vấn đề Biển Đông tại Cấp cao Cali không nhất quán.

Dù sao, cuộc gặp Cali vẫn đặt các nước châu Á trước một một môi trường lành ít dữ nhiều do sự hung hăng của Trung Quốc và “sự ỡm ờ chiến lược” (strategic ambiguity) của Hoa Kỳ. Cả hai người đàn ông quyền lực nhất hành tinh muốn qua “so găng” để khẳng định dấu ấn cá nhân trong hoạch định chính sách, xây dựng quan hệ siêu cường kiểu mới, thực hiện “giấc mơ Mỹ” lẫn “giấc mộng Trung Hoa”. Còn nhiều dịp có thể hiểu thêm về tầm vóc lẫn vị thế của hai nhân vật “kỳ phùng địch thủ” này trong lịch sử đương đại, vì họ còn gặp nhau trong tương lai gần.

Điều chắc chắn, Biển Đông tiếp tục là võ đài để cả hai thi thố sức mạnh lẫn kế sách, đồng thời là địa danh nguy hiểm vì khả năng đụng độ cao. Hai nỗ lực then chốt nhằm đi tới giải quyết tranh chấp mà Việt Nam và thế giới luôn nhấn mạnh trong những năm gần đây và đón đợi nhiều từ Cấp cao Bắc Kinh là các cam kết đối với COC và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) bị gạt khỏi các văn kiện chính thức.

Phần tới: Gải pháp cho vấn đề Biển Đông dựa trên cơ sở nào?

* Tiêu đề bài viết do Infonet đặt.
Đinh Hoàng Thắng- Hoàng Việt

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !