Sản phẩm Make in Viet Nam giúp thu hẹp khoảng cách số

Top 10 hạng mục Thu hẹp khoảng cách số của Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” đều hướng đến mục tiêu giải các bài toán rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng miền hay nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng từng lưu ý, nếu năm 2020 là năm đưa chuyển đổi số ra ánh sáng, biến chuyển đổi số thành một khái niệm phổ biến của toàn dân, thì năm 2021 sẽ là năm để chuyển đổi số chủ động đi tìm những nỗi đau, những vấn đề của xã hội để giải. Các sản phẩm nền tảng sẽ không còn chỉ là để "ra mắt", để xã hội "biết mặt, biết tên", mà sẽ phải được phôi thai và sinh ra từ những nỗi đau của xã hội, mang sứ mệnh là giải các bài toán thách thức của xã hội.

 

Một trong những bài toán hiện nay của Việt Nam là phải thu hẹp khoảng cách số. Bởi vì trên thực tế, vẫn còn rất nhiều người dân chưa được tiếp cận với mạng Internet, chưa được thụ hưởng những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại trong các lĩnh y tế, giáo dục...

{keywords}
Ảnh minh họa.

Theo giới chuyên gia, công nghệ phù hợp được xem là một “chìa khóa vàng” để thu hẹp khoảng cách số.

 

Với mục tiêu “đãi cát tìm vàng”, Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” có riêng một hạng mục là Thu hẹp khoảng cách số. Bên cạnh tiêu chí Thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam, thì một tiêu chí bắt buộc khác là phải có giá trị thực tế. Các sản phẩm, giải pháp dự thi cần phải nói rõ xem mình đã giải quyết được bài toán gì trong lĩnh vực chuyển giao tri thức, rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng miền hay nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. Chẳng hạn như: Giải pháp công nghệ số phục vụ hiệu quả cho người tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; Giải pháp phục vụ người khuyết tật, giúp người khuyết tật hòa nhập cuộc sống cộng đồng, thụ hưởng được những thành tựu, tiện ích của công nghệ số; Giải pháp phục vụ một số nhóm đối tượng ưu tiên như người già, việc làm cho phụ nữ sau 35 tuổi…

Và trên thực tế, Top 10 hạng mục Thu hẹp khoảng cách số của Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” đều đã đáp ứng tốt tiêu chí này.

Điển hình như Nền tảng gán nhãn dữ liệu TagOn của Công ty TNHH Dịch vụ dữ liệu TagOn, đã tạo ra công việc cho hàng nghìn người, giúp người lao động có thể ở yên trong nhà nhưng vẫn có được một công việc để vượt qua khó khăn.

Một trong những hướng phát triển của nền tảng là hướng đến các dân tộc thiểu số, mọi người dân

trình độ chỉ từ cấp 1 hoặc cấp 2 cũng có thể kiếm được việc làm, chỉ cần biết sử dụng máy tính và điện thoại. Hiện đã có hơn 10.000 người ở 39 tỉnh/thành được hưởng lợi khi tham gia nền tảng này, trong đó 59,3% là lao động phổ thông.

Hoặc Giải pháp Truyền thanh thông minh Mobifone của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, đã góp phần giải quyết bài toán chuyển đổi số trong việc kết nối thông tin giữa người dân với chính quyền. Giải pháp này dễ tiếp cận vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, với nhiều tính năng nổi bật như: Dễ triển khai; dễ dàng mở rộng tích hợp; có độ tin cậy, bảo mật; có dữ liệu dành riêng cho truyền thanh thông minh; có thể phân cấp, truyền tin xuyên cấp…

Tương tự là Hệ thống truyền thanh thông minh - Tek4TV IP Radio của Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền hình 4.0 Việt Nam, hoàn toàn do người Việt làm chủ công nghệ và sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh ngôn ngữ tiếng Việt, hệ thống còn có khả năng chuyển sang tiếng dân tộc.

Tính đến tháng 9/2021, hơn 300 cụm Truyền thanh thông minh MobiFone đã được triển khai ở một số tỉnh như: Quảng Bình, Quảng Nam, Lạng Sơn, Hà Nam…

Có thể nói, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam rất tích cực trong việc thúc đẩy chuyển đổi số trên toàn quốc. Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam còn ban hành chính sách nhằm hướng tới việc mỗi người dân một chiếc smartphone và mỗi hộ gia đình một đường truyền cáp quang băng rộng. Đây là cách mà Việt Nam đưa Internet tiếp cận tới tất cả mọi người dân. Đây cũng chính là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp công nghệ số phát huy tối đa hiệu quả của các sản phẩm, giải pháp Make in Viet Nam trong việc thu hẹp khoảng cách số. 

Danh sách Top 10 hạng mục “Thu hẹp khoảng cách số” của Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021:

- Azota - Nền tảng tạo đề thi, bài tập online  của Công ty TNHH Công nghệ Giáo dục Azota

- Ứng dụng Giọt máu vàng (hỗ trợ chuyển đổi số nâng cao năng lực quản lý hiến máu tình nguyện và đảm bảo an toàn truyền máu cho Thành phố Hồ Chí Minh) của Công ty TNHH Tư vấn PAT và  Công ty Cổ phần Công nghệ Intelin

- Phần mềm Sổ thu chi MISA của Công ty Cổ phần MISA

- Ứng dụng Chuyển phát nhanh ViettelPost của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel

- Giải pháp Truyền thanh thông minh Mobifone của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

- Nền tảng gán nhãn dữ liệu TagOn của Công ty TNHH dịch vụ dữ liệu TagOn

- Hệ thống Tuyển sinh đầu cấp vnEdu Enrollment của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

- Nền tảng Thương mại điện tử Nông sản Việt – Postmart của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam

- Giải pháp công nghệ toàn diện cho trường học thông minh PHX của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Giải pháp công nghệ giáo dục PHX

- Hệ thống truyền thanh thông minh Tek4TV IP Radio của Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền hình 4.0 Việt Nam

Xuân Bách

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !