Rửa rau bằng nước muối, lầm tưởng của triệu bà nội trợ

Từ trước đến nay nhiều người luôn tin rằng dùng muối pha loãng rửa rau có thể loại bỏ trứng giun sán, tồn dư thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây là lầm tưởng và chỉ mang giá trị tinh thần, không có tác dụng.

Chị Nguyễn Hoài Nga (Tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) chia sẻ, gia đình chị cả chục năm nay vẫn có thói quen ngâm rau, củ, quả trong nước muối để làm sạch độc tố, vi khuẩn, trứng sán.

Cuối tuần, chị Nga lại mua thực phẩm cho cả nhà và tranh thủ nhặt sạch sẽ, ngâm các loại qua nước muối rồi mới vớt ra để ráo nước, cho vào ngăn mát tủ lạnh.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh -  nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, quan niệm ngâm nước muối có thể loại bỏ thuốc trừ sâu chỉ là lời đồn thổi không có căn cứ và chỉ mang yếu tố tinh thần là chính.

Theo PGS Thịnh, nước muối hoàn toàn không thể loại trừ được thuốc trừ sâu tồn tại trên mặt rau, củ, quả. Từ trước tới nay người ta thường có thói quen rửa rau với thuốc tím hoặc là muối. Tuy nhiên, thuốc tím cũng không tốt vì trong quá trình ngâm trong nước có thể sản sinh ra mangan oxit không tốt cho sức khoẻ nên người ta đã bỏ đi.

Cách rửa rau tốt nhất đó là nước sạch, rửa nhiều lần. Đối với một số loại thuốc trừ sâu chỉ bảo vệ ở bề mặt rau bên ngoài thì có thể loại bỏ hóa chất bằng cách rửa rau dưới vòi nước sạch từ 2 – 3 lần. Các loại thuốc trừ sâu, tăng trưởng thì cần thời gian bán phân huỷ theo quy định mới hết chứ không thể làm sạch bằng nước muối.

Đối với các loại vi khuẩn, trứng sán, trứng giun thì ngâm rau trong nước muối cũng không có tác dụng gì. Một số loại rau ngâm nước muối nhiều quá còn làm rau héo, táp do quá trình thẩm thấu của muối với các tế bào của lá rau. 

PGS Thịnh cho rằng cách làm sạch tốt nhất đó là rửa từng lá dưới vòi nước sạch (nước máy). Ở các vùng nông thôn chưa có nước máy thì có thể sử dụng nước đã khử qua cloramine B để trong lại dùng rửa rau sẽ sạch. Không nên dùng pha trực tiếp cloramine B để rửa rau nó sẽ gây hại cho sức khoẻ. 

{keywords}
Rửa rau bằng nước muối không có tác dụng gì. 

Một khi rau đã dư thuốc trừ sâu thì dù nấu chín vẫn bị ngộ độc chứ không riêng ăn sống. Vì vậy, cần lựa rau củ tại các cửa hàng thực phẩm sạch uy tín, có nguồn gốc và đảm bảo chất lượng. Khi mua rau về nếu nấu lên mà có mùi lạ nên bỏ đi.

Để rau củ quả đảm bảo an toàn thực phẩm và vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, người tiêu dùng lưu ý sơ chế, chế biến sản phẩm rau, củ, quả như sau:

Hiện nay, việc trồng và chăm sóc rau củ quả không tránh khỏi bề mặt rau củ quả chứa nhiều vi khuẩn và nguy cơ tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật. Để giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cần rửa rau củ quả dưới vòi nước sạch và chảy mạnh để giảm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm.

Rau xanh có bề mặt lá to: Rửa từng cọng, từng lá rau. Rửa từng bề mặt lá một cách nhẹ nhàng không nóng vội.

Rau xanh có lá nhỏ: Rửa trong chậu với nước sạch nhiều lần. Sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước.

Quả tươi: Sau khi rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần, dùng khăn giấy sạch để lau khô nhằm loại bỏ vi khuẩn còn lại, trước khi ăn nên gọt vỏ.

Ngắt bỏ phần đọt khi sử dụng rau ăn ngọn vì nơi này chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật; 

Rau sống như tía tô, húng cây, húng quế, diếp cá... sau khi rửa sạch, ngâm rau trong nước muối pha loãng 5-10 phút. Để rau không mau hỏng, người tiêu dùng nên để rau trên rổ cho ráo nước hoặc dùng lồng quay chuyên dụng để quay cho thật ráo nước, sau đó cho rau vào túi nylon sạch và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Theo Cục An toàn thực phẩm, rau củ quả là 1 loại thực phẩm đặc biệt, cứ sau 1 ngày là rau xanh mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng nhất định. Chính vì vậy, không nên "tích trữ" rau, củ, quả quá lâu trong tủ lạnh và nên ăn ngay sau khi vừa chế biến.

Quy trình trồng rau an toàn vẫn được phép dùng thuốc bảo vệ thực vật miễn là loại nằm trong danh mục cho phép, dùng đúng cách và đảm bảo thời gian cách ly. Do đó, rau an toàn không nhất thiết phải cằn khô hay bị sâu cắn mà vẫn có thể đẹp mắt, tuy không đến mức láng mượt như rau không sạch.

Vì vậy, ngoài việc phân biệt bằng mắt còn cần tìm đến những điểm bán rau an toàn có giấy phép. Ngoài ra, người tiêu dùng không nên mua rau củ trái vụ vì cây trái mùa năng suất thấp, dễ sâu bệnh, khiến người trồng sử dụng thuốc kích thích và trừ sâu với hàm lượng lớn hơn.

 Khánh Chi 

Bé 8 tuổi bị đột quỵ, dấu hiệu ở trẻ như thế nào?

Bé 8 tuổi bị đột quỵ, dấu hiệu ở trẻ như thế nào?

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đã can thiệp thành công cho một bé gái 8 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não do tắc động mạch não giữa.

Vì sao mắc Covid-19 đã khỏi ở TP.HCM ra Hà Nội lại dương tính?

Vì sao mắc Covid-19 đã khỏi ở TP.HCM ra Hà Nội lại dương tính?

Có những bệnh nhân Covid-19 tái dương sau khi đã khỏi bệnh vài tháng, cũng có người kéo dài tình trạng dương tính tới 2, 3 tháng dù các triệu chứng của bệnh đã không còn.

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !