Bé 8 tuổi bị đột quỵ, dấu hiệu ở trẻ như thế nào?

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đã can thiệp thành công cho một bé gái 8 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não do tắc động mạch não giữa.

Bé Nguyễn Thị M. (sinh năm 2013, địa chỉ tại ấp 3, xã Vĩnh Xương, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang) vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ trong tình trạng yếu liệt nửa người phải, lơ mơ, tiếp xúc chậm.

Các bác sĩ tiến hành kiểm tra đánh giá, qua hình ảnh MRI bé M. bị đột quỵ nhồi máu não do huyết khối động mạch não giữa trái; suy tim khá nặng chức năng co bóp của tim (EF) chỉ còn 30%, các buồng tim dãn lớn. Đây là trường hợp đột quỵ nhồi máu não nhỏ tuổi nhất được ghi nhận tại bệnh viện.

ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường – Trưởng khoa Nội Tim mạch Bệnh viện S.I.S Cần Thơ cho biết, nguyên nhân đột quỵ nhồi máu não của bé M. là do bé bị mắc bệnh cơ tim dãn nở. Một căn bệnh rất hiếm ở trẻ em. Tỷ lệ mắc trong dân số chỉ khoảng 1/170.000.

{keywords}
Bé M. được bác sĩ thăm khám. 

Trẻ mắc bệnh này sẽ có biểu hiện suy tim như mệt, ho, khó thở khi gắng sức, tim đập nhanh. Rất may bé đã được các bác sĩ bệnh viện tỉnh chẩn đoán sớm và nhanh chóng chuyển đến Bệnh viện chúng tôi để kịp thời can thiệp.

Hiện tại, khi thực hiện kỹ thuật hút huyết khối thành công, sức khỏe bé được cải thiện có thể tự ăn uống, tay chân đã được phục hồi hơn trước.

Th.S BS Nguyễn Lưu Giang- Trưởng Đơn vị Can thiệp DSA – Bệnh viện S.I.S Cần Thơ cho biết đột quỵ trẻ em đặc biệt là đột quỵ thiếu máu não cấp rất ít gặp trong thực hành lâm sàng, hậu quả sau này có thể bao gồm khiếm khuyết vận động – cảm giác, mất ngôn ngữ, thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi và động kinh. Việc điều trị đột quỵ thiếu máu não cấp ở trẻ em khá phức tạp, rất ít khuyến cáo và hướng dẫn điều trị, chủ yếu dựa vào điều trị đột quỵ ở người lớn.

Xưa nay người dân hay nghĩ rằng đột quỵ xảy ra với người lớn tuổi, nhưng trên thực tế ghi nhận đột quỵ có thể đến ở bất kỳ độ tuổi nào và bất kỳ ai. BS Giang cho rằng người dân cần quan tâm hơn đến sức khỏe của mình và trẻ nhỏ, đặc biệt là các bệnh tim mạch và đột quỵ.

Đối với những trẻ lớn, thì dấu hiệu đột quỵ tương tự người lớn, như: méo miệng, nói đớ, liệt nửa người đột ngột .

Còn ở trẻ nhỏ, những dấu hiệu này rất khó có thể nhận ra. Có nhiều trường hợp đột quỵ không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ đau đầu, nôn ói, lơ mơ, lừ đừ. Những triệu chứng này rất chung chung và có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện S.I.S Cần Thơ cho biết trong dịch bệnh Covid-19 phải hạn chế di chuyển khi không cần thiết nhưng người dân đừng quên đột quỵ mùa Covid-19.

Theo TS Cường, đột quỵ có thể xảy ra tại mọi thời điểm trong cuộc đời và đột quỵ không loại trừ bất cứ ai do đó chúng ta phải luôn quan tâm và ý thức phòng tránh đột quỵ. Thực tế trong mùa Covid cho thấy tại khu vực miền Tây bệnh nhân đột quỵ có khuynh hướng đến trễ giờ vàng (sau 6h) đã làm tăng nguy cơ tử vong và tàn phế. Rất nhiều ca xuất huyết não trầm trọng do bệnh nhân không tuân thủ điều trị tăng huyết áp, do ngại đi khám, tự ý ngưng thuốc, giảm liều, lo sợ stress trong mùa dịch bệnh…

Những người nguy cơ bị đột quỵ thì phải quan tâm nhiều hơn. Ví dụ như người tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, tăng mỡ máu… và đặc biệt là người đã từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ bị tái phát lại cao hơn.

Các dấu hiệu nhận biết một người bị đột quỵ như mặt méo, miệng méo, yếu liệt tay chân, nói khó, đột ngột ngã quỵ hôn mê, mất ý thức….

Thời gian vàng trong bệnh đột quỵ được khuyến cáo 6 giờ. Tuy nhiên những nghiên cứu hiện tại trên người lớn thì có thể kéo dài thời gian vàng thêm nhưng vẫn phải xử trí được đột quỵ cho bệnh nhân càng sớm càng tốt.

 K.Chi  

Vì sao các địa phương dù vùng xanh vẫn có thể 'đổi màu'?

Vì sao các địa phương dù vùng xanh vẫn có thể 'đổi màu'?

Theo PGS Phu, khi tỷ lệ tiêm vắc xin chưa đồng đều, còn thấp thì bất cứ địa phương nào cũng có thể xuất hiện các ổ dịch ở trong cộng đồng. Chính vì thế, các địa phương không được lơ là, chủ quan

Khi nào thì có thể bỏ được 5K?

Khi nào thì có thể bỏ được 5K?

Khi mở cửa thì người dân có tâm lý đã kiểm soát được dịch bệnh, điều này hoàn toàn không đúng, bởi bất cứ khi nào virus cũng có thể 'đánh úp', TS Thái chia sẻ.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Hơn 200 học sinh ở một thị trấn tại Lào Cai phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt

Trong 1 tuần, từ 7-13/3, gần 240 học sinh bốn trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai), phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt mỏi.

Những người không nên uống trà xanh

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà xanh.

Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang ở đỉnh dịch

Hơn 20 giường tại 4 buồng dành riêng cho trẻ nhiễm virus hợp bào (RSV) tại khoa Hồi sức hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, luôn kín bệnh nhi.

Đang cập nhật dữ liệu !