Đưa 'cây triệu đô' của Việt Nam trở lại thời... hoàng kim

Hồ tiêu Việt Nam chiếm đến trên 40% sản lượng toàn cầu, được xuất khẩu đến 115 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, tuy nhiên những năm gần đây diện tích và sản lượng hồ tiêu có sự sụt giảm...

Giá giảm mạnh, diện tích thu hẹp, người trồng tiêu lao đao

Hiệp hội Gia vị châu Âu tham quan mô hình hồ tiêu bền vững tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk).

Tại hội nghị hồ tiêu quốc tế tổ chức tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) ngày 10/11, đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cho biết, ngành hồ tiêu Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức và người nông dân cần thay đổi phương pháp canh tác, mở rộng chế biến.

Theo thống kê của VPA, trong giai đoạn 2014 - 2017, giá hồ tiêu đen của Việt Nam đạt "đỉnh" gần 230.000 đồng/kg, trong giai đoạn này, ngành hồ tiêu đã đóng góp hàng tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, khi giá cả giảm dần từ năm 2018 đến tháng 3/2020, cùng với sâu bệnh tấn công đã khiến hồ tiêu Việt Nam gặp khủng hoảng, có thời điểm, giá hồ tiêu rớt thảm chỉ còn 34.000 đồng/kg.

Còn hiện nay, giá hồ tiêu đen rơi vào khoảng 60.000 đồng/kg nhưng người trồng tiêu vẫn không mặn mà vì thực tế chỉ lời rất ít và rất nhiều người đã chuyển đổi cây trồng. Đây cũng là nguyên nhân khiến Việt Nam mất hàng chục ngàn héc ta hồ tiêu.

Theo thống kê năm 2017 diện tích hồ tiêu toàn quốc đang là là 152.000ha. Đến năm 2021 chỉ còn khoảng 130.000ha. 

Về sản lượng vào năm 2019, tính chung toàn quốc đạt 290.000 tấn tiêu đen. Do diện tích giảm trầm trọng nên đến năm 2021, sản lượng tiêu của cả nước chỉ còn 175.000 tấn. 

Khu vực giảm sản lượng nhiều nhất là ở Tây Nguyên, nhất là tỉnh Đắk Nông, nơi từng đóng góp đến 43% sản lượng hồ tiêu của cả nước.

Do giá tiêu giảm sâu quá mức nên đã tác động rất lớn đến cuộc sống của người trồng hồ tiêu. Sau khi cơn rớt giá đi qua không những diện tích hồ tiêu giảm mạnh mà nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần.

Tại xã Nâm N'giang, huyện Đắk Song (Đắk Nông) - địa phương một thời được xem là có diện tích hồ tiêu nhiều nhất ở Đắk Nông và được xếp top những xã giàu nhất Việt Nam. Nhưng hiện nay có rất nhiều căn biệt thự bỏ hoang, nhiều người ở xã này phải đến TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... để làm thuê cho các công ty...

Đưa hồ tiêu trở về thời hoàng kim

Người nông dân cần thay đổi phương pháp canh tác hồ tiêu đồng thời mở rộng hoạt động chế biến thay vì chạy theo sản lượng để tránh điệp khúc "được mùa mất giá".

Theo Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) Hoàng Phước Bính thì, chưa có ai đưa ra định hướng hay những cảnh báo hữu ích và diện tích tăng, sản lượng ồ ạt chưa song hành với chất lượng, kèm theo đó là những biến động trên thị trường thế giới, khiến ngành hồ tiêu khó càng thêm khó. 

Theo ông Bính, cần xem lại quy trình canh tác để có sản phẩm tốt nhất chứ đừng đua theo tăng sản lượng và hứng chịu điệp khúc “được mùa mất giá”.

“Tập quán canh tác của người dân, nhất là ở vùng Tây Nguyên là dùng trụ gỗ hoặc bê tông. Nông dân còn làm sạch cỏ, đánh bồn tạo hố cho gốc tiêu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc hàng chục ngàn héc ta tiêu bị chết do tầng trên quá nóng, dễ úng nước, bị nấm mốc…”, ông Bính chia sẻ. 

Còn bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, cho biết, hồ tiêu Việt Nam có sản lượng cao nhưng không tự quyết được giá bán một phần do phụ thuộc nhiều yếu tố như thị trường, dịch bệnh.... 

Cũng theo bà Liên, chất lượng hồ tiêu Việt Nam đã tăng cao theo từng năm nhưng vẫn còn những bất cập cần phải giải quyết. 

“Ở châu Âu, họ không cấm dư lượng thuốc nhưng phải đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Chúng ta cần tập trung vào khâu sản xuất đến chế biến sao cho hồ tiêu sạch, giảm thấp nhất dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học”, bà Liên cho hay.

Còn ông Bạch Thanh Tuấn, Giám đốc Trung tâm phát triển cộng đồng CDC chi sẻ, hồ tiêu của Việt Nam chiếm sản lượng lớn trên toàn cầu do diện tích trồng tiêu ở nhiều vùng tăng quá nhanh. Điều đáng nói trong khi diện tích trồng tiêu tăng chóng mặt thì cơ quan chức năng mới nghiên cứu về giống cây trồng. Chính vì vậy các phương pháp canh tác đảm bảo an toàn thực phẩm, đạt chuẩn VietGAP đối với hồ tiêu Việt Nam là chưa nhiều. 

“Đã đến lúc người dân, doanh nghiệp hồ tiêu ngồi lại để bàn về việc liên kết sản xuất để có chuẩn một quy trình canh tác chung. Quy trình này được thiết lập trên các cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường về sản lượng, chất lượng sản phẩm hồ tiêu”, ông Tuấn nói. 

Theo thống kê năm 2020, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt 285.292 tấn, nhưng kim ngạch xuất khẩu mang về chỉ 660,569 triệu USD. 

Năm 2021, lượng hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 260.000 tấn, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu đã vọt lên 950 triệu USD, giảm khoảng 9% về lượng nhưng tăng 44% về giá trị. 

Tuy sản lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch thu về vẫn tăng hàng năm nên người dân và doanh nghiệp trồng, sản xuất hồ tiêu phải nhanh chóng thay đổi về tư duy sản xuất, chế biến các sản phẩm hồ tiêu để tăng chuỗi giá trị.

Hồ tiêu được biết đến là “Vua của các loại gia vị” với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, hiện nay hồ tiêu không chỉ được dùng trong thực phẩm mà còn là dược liệu quý dùng trong y học và cung cấp nguyên liệu cho ngành mỹ phẩm. 

Hồ tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu đến 115 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam tiếp tục là quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, chiếm trên 40% về sản lượng và trên 60% về thị phần xuất khẩu hồ tiêu của thế giới.

Đắk Lắk diện tích hồ tiêu năm 2021 là 33.000 ha, 9 tháng đầu năm đã xuất 24.496 tấn kim ngạch xuất khẩu đạt 118 triệu USD qua hơn 30 thị trường trên thế giới.

Hải Dương

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !