Quy hoạch xong lại điều chỉnh: Tắc nghẽn, bùng nhùng nội đô

Hà Nội ngày càng mọc lên nhiều khu đô thị cao tầng, dân số tăng chóng mặt, đường phố thì tắc nghẽn… điều này được các chuyên gia chỉ ra rằng, chúng ta đang “đểnh đoảng” trong quản lý quy hoạch, có thể điều chỉnh bất cứ lúc nào.

Trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu khống chế mật độ dân số các quận trung tâm và giảm dần đến năm 2050. Như vậy, mục tiêu là phải hạn chế phát triển dự án mới, hạn chế chiều cao của các tòa chung cư.

Thế nhưng, ngày càng nhiều cao ốc đua nhau mọc lên, rồi điều chỉnh từ tầng thấp lên số tầng cao hơn khá phổ biến… khiến không gian Hà Nội bị “bóp nghẹt”, dân số tăng chóng mặt, đường phố tắc nghẽn nhiều nơi…

Vậy nguyên nhân của thực trạng trên là do đâu?

Quy hoạch xong lại điều chỉnh: Tắc nghẽn, bùng nhùng nội đô - ảnh 1

Không gian Hà Nội ngày càng bị "bóp nghẹt", dân số tăng chóng mặt, đường phố thì tắc nghẽn… bởi cao ốc "mọc" mỗi ngày một nhiều. Ảnh: Minh Thư

Trao đổi với PV Infonet, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay: “Hiện nay cứ nơi nào "chất" được là "chất" lên, có thể trước đây 20 tầng nhà đầu tư thấy không lãi lắm xin lên 30 tầng, sau một hồi “chạy” cũng được 30 tầng; sau đó không thấy lãi lắm lại “chạy” lên 40 tầng… đó là cách thức điều chỉnh quy hoạch một cách vô lối”.

Ông Võ cho rằng, không thể tiếp tục cách này được, khi một quy hoạch được duyệt có nghĩa là chúng ta đã tính được sức tải không gian của khu vực đó rồi, quá tải là không chịu được.

“Hiện chúng ta đang rất đểnh đoảng về quy hoạch. Đểnh đoảng trong quản lý quy hoạch, còn duyệt quy hoạch thì chúng ta làm tốt, nhưng có điều duyệt quy hoạch xong là điều chỉnh. Bất chấp thực tế, bất chấp những gì đã đặt ra trong yêu cầu duyệt quy hoạch chúng ta lại cho phép thay đổi, chiều theo ý chủ đầu tư như bỏ hồ điều hòa, bỏ sân chơi, tăng thêm nhà ở… tất cả câu chuyện này hiện đang vướng víu và tạo áp lực rất lớn về hạ tầng ở một số khu vực của Hà Nội”, ông Đặng Hùng Võ nói.

Theo ông, quản lý quy hoạch có nhiều cấp, ai là người có thẩm quyền cho phép điều chỉnh quy hoạch thì đó là người phải chịu trách nhiệm cao nhất, bởi quy hoạch lúc đầu có thể rất tốt nhưng sau đó bị điều chỉnh lại không phù hợp.

Chia sẻ tại một cuộc giao lưu trực tuyến mới đây, KTS Trần Huy Ánh trăn trở: “Nhiều lúc tôi tự hỏi bây giờ nghề quy hoạch có cần không? Vì tôi nhớ ngày xưa mỗi lần Hà Nội có vấn đề người ta phê phán quy hoạch. Khi người ta phê phán thì có nghĩa là người ta vẫn còn tin vào quy hoạch, tức là người ta nghĩ quy hoạch là một giải pháp để thành phố tránh khỏi rắc rối. Nhưng bây giờ quy hoạch chẳng là gì cả, có thể sửa bất cứ lúc nào. Cứ cái gì ra tiền thì họ làm, chung cư bán được làm chung cư, bệnh viện ra tiền thì làm bệnh viện… thế thì quy hoạch để làm gì?”.

“Sở Quy hoạch Kiến trúc đang tự hạn chế vai trò của mình khi là người “đẻ” ra các quy hoạch, sau đó lại chính mình đi trình xin sửa các quy hoạch đó mà đôi lúc không có lý luận”, KTS Trần Huy Ánh nói.

Ở góc độ chuyên môn, theo KTS Trần Huy Ánh thì người làm quy hoạch phải đưa ra được một kịch bản quy hoạch để dựa trên đó quy hoạch thành phố phát triển. Tuy nhiên, khi kịch bản đó không thể phát triển được nữa thì lại chữa; nhưng càng chữa thì kịch bản đó càng rối rắm, phức tạp hơn, thậm chí cản trở chính sự phát triển của thành phố.

Ông dẫn chứng, có thể thấy ngay hệ lụy trong vấn đề giao thông khi càng chỉnh sửa quy hoạch thì đường càng tắc. Thậm chí mở rộng đường thì đường lại càng tắc và có những đường vừa mở rộng chỉ trong vòng 1 – 2 năm lại lâm vào cảnh tắc nghẽn. Hay việc Hà Nội ngập lụt nặng nề những năm gần đây cũng chính là do những người quản lý quy hoạch trước đây đã làm không tốt quy hoạch Thủ đô.

“Tác động của quy hoạch rất mờ nhạt và ít giá trị. Những người làm quy hoạch, quản lý quy hoạch theo tôi là chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình”, ông Ánh thẳng thắn nói.

Ngoài ra, theo TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, chúng ta phải có một lộ trình rõ ràng và hợp lý trong chính sách hoán đổi đất từ các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện ở nội đô bằng các khu đô thị, chung cư cao tầng.

“Hiện nay thiếu chính sách rõ ràng đối với việc di dời các trụ sở, các bộ, các bệnh viện trường học lớn ra khỏi trung tâm. Chủ trương di dời là nhằm mục đích giảm bớt căng thẳng giao thông đô thị nhưng chưa có một lộ trình, kế hoạch rõ ràng bộ ngành nào đi bộ ngành nào không đi? Đất đai để lại dùng vào việc gì...?”, ông Liêm nói.

Minh Thư

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Sun Group giới thiệu dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà

Vị trí đắc địa cùng triết lý phát triển bền vững của dự án BĐS đầu tiên Sun Group giới thiệu ở Cát Bà kích hoạt khí thế của gần 2.000 chuyên viên kinh doanh, trong sự kiện “Kích hoạt kỷ nguyên Xanh” sáng 21/2 tại TP Hải Phòng.