Quy định mới về kiểm nghiệm etylen oxit trong mì tôm xuất khẩu đi EU
Ngày 8/3/2022, Bộ Công thương đã gửi Công văn số 1150/BCT-KHCN thông báo đến Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Quản lý an toàn thực phẩm để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện quy định mới về ATTP của liên minh châu Âu.
Liên quan đến việc thực hiện quy định (EU)2021/2246 ban hành, sửa đổi quy định (EU)2019/1793 của Liên minh châu Âu (EU) áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp đối với một số thực phẩm khi nhập khẩu vào EU, Bộ Công Thương Việt Nam đã nhận được kiến nghị từ 03 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm chế biến (Công ty TNHH Việt Nam Đông Dương, Công ty TNHH Sản xuất chế biến nông thủy sản xuất khẩu Thuận Phong, Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam).
Theo hướng dẫn của EU, trước khi xuất khẩu các mặt hàng chế biến bột, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra quá trình sản xuất, lấy mẫu kiểm nghiệm dư lượng chất etylen oxit và chứng nhận theo mẫu tại quy định (EU)2019/1793.
Quy định mới về kiểm nghiệm etylen oxit với thực phẩm xuất khẩu sang Châu Âu |
Để có cơ sở xem xét, chứng nhận phục vụ việc xuất khẩu các sản phẩm nêu trên vào EU, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương/Ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn doanh nghiệp: Trước khi làm thủ tục xuất khẩu, phải gửi đến Bộ Công Thương văn bản đề nghị chứng nhận (nếu cần) kèm theo các bằng chứng về lô hàng nêu rõ trong bảng “Nội dung thông tin lô hàng đề nghị chứng nhận phục vụ xuất khẩu” (Phụ lục 1, Công văn số 1150/BCT-KHCN).
Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, đề nghị doanh nghiệp phối hợp với cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước được Bộ Công Thương chỉ định kiểm nghiệm chỉ tiêu etylen oxit (Phụ lục 2, Công văn số 1150/BCT-KHCN) để lấy mẫu, kiểm nghiệm dư lượng chất etylen oxit.
Trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm, báo cáo xác nhận thông tin của cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, Bộ Công Thương sẽ chứng nhận theo quy định. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm xuất khẩu.
Năm 2021, một số nước châu Âu thu hồi sản phẩm mì tôm do có chứa ethylene oxide khiến nhiều người hoang mang.
Ethylene oxide (EO) được sử dụng rộng rãi như một tác nhân để tiệt trùng vật tư dụng cụ trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, sản xuất dược phẩm và thú y. Một số thực phẩm chế biến sẵn cũng có chứa hóa chất này nhằm bảo quản tránh mốc, hỏng.
Ethylene oxide còn có các tên gọi khác như Alkene Oxide, Dimethylene Oxide, EO, ETO, Oxane, Dihydroxirene, Oxacyclopropane, Oxirane.
Khí ethylene oxide (còn được gọi là EO hoặc EtO) được sử dụng rộng rãi như một tác nhân để tiệt trùng vật tư dụng cụ trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, sản xuất dược phẩm và thú y.
Nhờ có khả năng phá hủy DNA nên ethylene oxide được sử dụng phổ biến như một chất khử trùng hiệu quả. Nhưng vì thế mà nó cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư, đột biến gen khi tiếp xúc thường xuyên.
EO được Cơ quan hóa chất châu Âu (ECHA) phân loại là chất gây đột biến, chất gây ung thư và chất độc hại gây vô sinh. Không có định lượng mức độ nào của việc phơi nhiễm với EO có thể gây nguy cơ với sức khỏe con người.
Việc tiêu thụ thực phẩm có chứa EO không gây nguy hiểm cấp tính cho sức khỏe nhưng sẽ làm tăng nguy cơ gây hại sức khỏe nếu tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm EO với lượng nhiều và trong một thời gian dài.
Nếu tiếp xúc với EO trong vài năm (công nhân làm việc trong môi trường có EO), thì ngoài ung thư, các vấn đề sức khỏe mạn tính do EO có thể gây ra là: Kích ứng mắt, da, đường hô hấp và ảnh hưởng đến hệ thần kinh (ví dụ: nhức đầu, buồn nôn, mất trí nhớ, tê dại) mạn tính.
Các tác động sinh sản khác nhau đã được ghi nhận trong các nghiên cứu về phơi nhiễm qua đường hô hấp của động vật, bao gồm cả việc giảm số lượng vị trí cấy ghép, giảm trọng lượng tinh hoàn và nồng độ tinh trùng, và thoái hóa tinh hoàn.
K.Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.