Quê nhà Trường Sa

Qua hành trình dài hơn 300 hải lý giữa bốn bề sóng nước, chúng tôi bỗng nhìn thấy những chú bò gặm cỏ, mẹ con đàn gà gọi nhau kiếm mồi, đàn vịt bơi lội tung tăng...

Khi chuẩn bị lên đảo Song Tử Tây, loa truyền thanh trên tàu đã vang vang giới thiệu về hòn đảo này. Sau hành trình dài lênh đênh trên biển, ai cũng chăm chú khi nghe những thông tin về đảo. 

Đảo Song Tử Tây nằm ở 110  23’ 46’’ vĩ độ Bắc, 1140 19’ 53” độ kinh Đông. Đảo có diện tích khoảng 0,17km2, xung quanh cao, ở giữa lòng đảo trũng. Nền đảo cao so với mực nước biển từ 4-6 m.

Nhìn từ xa đảo như một khu rừng nhỏ mọc lên giữa đại dương. Đảo có nhiều giếng nước lợ có thể tắm giặt và tưới cây. Trên đảo có bò, lợn, gà ,vịt... và rau xanh bốn mùa tươi tốt.

Quê nhà Trường Sa - ảnh 1

Quang cảnh như nông trang trên đảo Song Tử Tây. (Ảnh: Hồng Chuyên)

Về lịch sử, Song Tử Tây được thực thi chủ quyền đã lâu. Năm 1956, Chính phủ Pháp đã chuyển giao cụm đảo Song Tử (Song Tử Tây, Song Tử Đông, và các bãi đá khác) cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Hiện tại, trên đảo Song Tử Tây vẫn còn cột mốc chủ quyền từ thời Việt Nam Cộng hòa. 

Vào đến đảo, chúng tôi thực sự bất ngờ trước khung cảnh thanh bình, gần gũi của những chú vịt béo núc níc chạy thành đàn, của những chú bò mải mê gặm cỏ hay của mẹ con đàn gà kiếm mồi dưới gốc cây phong ba.... Đảo Song Tử Tây như một nông trang trù phú.

Quê nhà Trường Sa - ảnh 2
Đàn bò mải mê gặm cỏ ở Song Tử Tây. (Ảnh: Hồng Chuyên)
Quê nhà Trường Sa - ảnh 3
Mẹ con đàn gà gọi nhau đi kiếm mồi. (Ảnh: Hồng Chuyên)
Quê nhà Trường Sa - ảnh 4
Chuồng vịt dưới tán cây phong ba. (Ảnh: Hồng Chuyên)

Ở những đảo khác, chúng tôi cũng bắt gặp những hình ảnh quen thuộc như ở quê nhà. Có lẽ những cảnh thường nhật trên đảo giúp người chiến sĩ nơi đây thêm gắn bó và yên lòng đảm nhiệm canh giữ đất trời của Tổ quốc. 

Quê nhà Trường Sa - ảnh 5
Những chú chó quấn quýt nhau trên đảo Sinh Tồn. (Ảnh: Hồng Chuyên)
Quê nhà Trường Sa - ảnh 6
Chú lợn sục sạo tìm ăn trên đảo Sinh Tồn. (Ảnh: Hồng Chuyên)
Quê nhà Trường Sa - ảnh 7
Đàn vịt lặn ngụp ở đảo Cô Lin. (Ảnh: Hồng Chuyên)

Đến đảo Đá Lớn, tôi giật mình vì tiếng gù nhau của đôi chim cu gáy. Thật không ngờ ở nơi biển đảo xa xôi này vẫn có thể tìm thấy những thanh âm quen thuộc của đất liền.

"Khi nghe tiếng gù nhau của chúng, người ta thường nhớ đến cánh đồng vàng bất tận nơi quê nhà, nhớ đến mùa gặt thóc rơm vàng ruộm đường làng. Nghe tiếng cu gáy cho bớt nhớ nhà anh ạ!". Đó là tâm sự của anh lính trẻ, tôi chưa kịp biết tên, khi kể về 2 chú chim đang được nuôi dưỡng rất cẩn thận trên đảo Đá Lớn.

Quê nhà Trường Sa - ảnh 8
Đôi chim cu gáy được đưa từ đất liền ra đảo Đá Lớn. Ảnh Hồng Chuyên

Rời chân khỏi mỗi hòn đảo trong quần đảo Trường Sa, chúng tôi thấm thía hơn cảm xúc về tình yêu từng tấc đất quê hương. Trường Sa cũng là một phần máu thịt của quê nhà ta đó!

Hồng Chuyên

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !