Quảng Ninh siết chặt quản lý an toàn thực phẩm


Trong thời gian qua, nhờ việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đi sâu, đi sát vào tất cả mặt hàng thực phẩm đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác an toàn thực phẩm.

Quảng Ninh hiện có hơn 53.900 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Thực phẩm trên địa bàn được nhập từ nhiều nguồn cung cấp (trong tỉnh, ngoài tỉnh, nhập khẩu...) nên việc kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) còn gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, công tác thanh, kiểm tra về ATTP được các địa phương rất quan tâm.
 
Trong Tháng hành động vì ATTP năm 2022 (từ ngày 15/4-15/5) với chủ đề “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”, một trong những mục tiêu mà tỉnh đề ra là đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP nông lâm thủy sản; kiểm tra, giám sát về ATTP tại các cơ sở SXKD, quảng cáo thực phẩm; nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP đối với cá nhân, cơ sở SXKD thực phẩm; tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP...

Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh thành lập 3 đoàn liên ngành của tỉnh; các địa phương cấp huyện, xã cũng thành lập các đoàn kiểm tra về ATTP. Các cơ quan chức năng quản lý ATTP thành lập các đoàn thực hiện kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất, phát hiện kịp thời và xử lý các vi phạm xảy ra trong lĩnh vực này.
 
 

{keywords}
Quầy thực phẩm đồ khô tại chợ Hạ Long. 


Ngày 4, 5, 6/5, Đoàn kiểm tra liên ngành số 2 về ATTP do Sở Công thương làm Trưởng đoàn, đã đi kiểm tra thực tế công tác đảm bảo ATTP tại huyện Bình Liêu, Tiên Yên và TP Móng Cái. Đây là một trong 3 đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP được UBND tỉnh thành lập nhằm tăng cường công tác kiểm tra, xử lý về ATTP trong “Tháng hành động vì ATTP” năm 2022 (15/4/2022 - 15/5/2022).
 
Tại các địa phương, Đoàn kiểm tra liên ngành số 2 về ATTP đã đi kiểm tra thực tế tại một số cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm, nhà hàng, chợ, cơ sở sản xuất…

Cụ thể, đoàn đã tới kiểm tra tại quán tạp hóa La Thị Lồng, HTX Hoàng Thiên, cơ sở sản xuất nem chua Hà Tình tại huyện Bình Liêu; kiểm tra nhà hàng Thái Hướng, cơ sở chế biến khau nhục và thịt quay Kiên Hòa, cơ sở sản xuất kẹo lạc hồng Chung Quy tại huyện Tiên Yên; kiểm tra một số cơ sở sản xuất giò chả, sản xuất rượu, nhà hàng Sơn Nụ và chợ Asean tại TP Móng Cái.

Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện một số hạn chế trong công tác đảm bảo ATTP tại cơ sở. Đoàn đã yêu cầu các chủ nhà hàng, cơ sở cần phải chú ý đến việc thực hiện lưu mẫu sản phẩm; sắp xếp lại gọn gàng, ngăn nắp và hợp lý khu vực chế biến, sản xuất và khu vực để sản phẩm; kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc, hạn sử dụng của sản phẩm trước khi bày bán; thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất; các cơ sở cần chú ý về tem, nhãn mác và chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường, đặc biệt là trong thời điểm nắng nóng như hiện nay…
 
Sau khi kiểm tra thực tế, Đoàn cũng đã làm việc với Ban chỉ đạo ATTP các địa phương về công tác đảm bảo ATTP trong thời gian qua. Đoàn kiểm tra liên ngành số 2 đã nghiêm túc chỉ ra những tồn tại ghi nhận được trong quá trình kiểm tra và đề xuất BCĐ về ATTP huyện Bình Liêu, Tiên Yên và TP Móng Cái tăng cường công tác quản lý ATTP trong thời gian tới, đặc biệt là trong thời điểm mùa du lịch hè và SEA Games 31.

Đồng thời, đoàn cũng yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở khắc phục những hạn chế, đảm bảo các tiêu chuẩn về ATTP theo quy định; tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, gắn với việc bình ổn giá cả thị trường.
 
Trong năm 2021, các cơ quan chuyên ngành, lực lượng chức năng của tỉnh và các địa phương đã tổ chức giám sát, hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất 6.214 cơ sở; qua đó phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 372 cơ sở 1,827 tỷ đồng. Điều đáng mừng là không có tổ chức, cá nhân nào có lỗi vi phạm nghiêm trọng phải xử lý hình sự.
 
Cùng với xử phạt vi phạm hành chính, gần 200 tấn thực phẩm không bảo đảm an toàn bị tịch thu, tiêu hủy (giá trị hàng tiêu hủy ước hàng tỷ đồng); trong đó một số loại có số lượng lớn: 8,69 tấn phụ phẩm chân gà; 949kg thịt vịt đông lạnh; gần 54.000 con vịt, gà giống; 2,95 tấn lòng lợn; hơn 118,4 tấn thủy sản; 460kg xúc xích...

Các vụ việc vi phạm được xử lý ngay, công khai kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng, không để tồn tại các điểm nóng về vi phạm ATTP.

Năm 2022 tỉnh đặt mục tiêu: Không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tập thể lớn trên 30 người mắc; không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm; không xảy ra dịch bệnh truyền qua thực phẩm đối với 1,3 triệu người dân của tỉnh và đảm bảo an toàn cho khách du lịch, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn.

K.Chi  

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !