Nghị sĩ Mỹ muốn thể hiện 'sự cứng rắn' với Trung Quốc ở Thái Bình Dương
Quốc hội Mỹ ngày càng cứng rắn với các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương và đang xem xét kế hoạch làm tê liệt vũ khí của Bắc Kinh ở đây.
Xung đột biên giới với Ấn Độ, Trung Quốc cho ra đời loạt vũ khí đặc chủng
Sau tranh chấp kéo dài 2 tháng rưỡi với Ấn Độ, Trung Quốc đã cho ra đời loạt vũ khí đặc chủng nhằm giành ưu thế trong các cuộc xung đột ở vùng biên giới có độ cao lớn.
Theo báo cáo của Defense News, Quốc hội Mỹ đang ngày càng thể hiện thái độ cứng rắn với Trung Quốc. Cuối tháng 5/2020, 2 thành viên chủ chốt của Quốc hội Mỹ đã công khai đề nghị khoản ngân sách quân sự mới để tăng cường sức mạnh răn đe của Mỹ đối với Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Động thái này có nghĩa là “Chương trình Răn đe Thái Bình Dương" (Pacific Deterrence Initiative) nhiều khả năng sẽ được đưa vào dự luật chính sách quốc phòng mới nhất.
Giới chức Mỹ đang xem xét tăng cường năng lực quân sự ở Thái Bình Dương để đối phó Trung Quốc. Nguồn: Sina. |
Chủ tịch Ủy ban Quân sự Thượng viện Jim Inhofe và Thượng nghị sĩ cao cấp, thành viên của Đảng Dân chủ Jack Reed đã công bố quyết định này vào hôm 29/5. Họ nói rằng, kế hoạch này sẽ hỗ trợ đầu tư vào các tên lửa tầm xa trên đất liền, cũng như xây dựng các cơ sở hạ tầng sân bay, bến cảng, khu vực phòng thủ tên lửa, kho nhiên liệu và đạn được, nhằm hiện đại hóa khả năng tác chiến ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Báo cáo của 2 nhân vật này nhấn mạnh, đã đến lúc Mỹ phải hành động trước sự hung hăng của Trung Quốc. Chương trình Răn đe Thái Bình Dương sẽ tăng cường tính minh bạch của ngân sách cũng như sự giám sát thực thi ngân sách. Chương trình này cũng sẽ tập trung các nguồn lực vào việc ngăn chặn các khả năng quân sự quan trọng của Trung Quốc. Chương trình cũng sẽ mang lại sự an toàn cho các đồng minh và đối tác của Mỹ, đồng thời biểu đạt một tín hiệu mạnh mẽ đến Trung Quốc.
"Chương trình răn đe Thái Bình Dương sẽ tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực quân sự, với mục đích làm cho Trung Quốc cảm nhận được những rủi ro và sự không chắc chắn. Chúng tôi hy vọng sẽ làm cho Trung Quốc nhận ra rằng, Bắc Kinh không thể chiến thắng Mỹ trong lĩnh vực quân sự, do vậy cơ bản là không nên nghĩ về điều này”. Ông Jim Inhofe nói.
Chủ tịch Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ Jim Inhofe. Nguồn: Sina. |
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Mỹ Adam Smith và ông Mac Thornberry, dân biểu hàng đầu của Đảng Cộng hòa tại Ủy ban Dịch vụ vũ trang Hạ viện Mỹ cũng ủng hộ ý tưởng về Chương trình Răn đe Thái Bình Dương. Trong đó, ôngThornbury đề xuất chi 6 tỷ USD cho phòng không, hệ thống phòng thủ tên lửa và hỗ trợ các đồng minh cho việc xây dựng các cơ sở quân sự mới trong năm 2020.
Từ quan điểm trên cho thấy, Quốc hội Mỹ đang tìm kiếm một phiên bản Chương trình Răn đe Châu Âu ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, Mỹ đã tiêu tốn 22 tỉ USD cho sáng kiến này. Do đó, vẫn còn phải thảo luận về việc Chính phủ Mỹ có thể chi bao nhiêu ở Thái Bình Dương, sẽ trang bị vũ khí gì và thời gian sử dụng là bao lâu. Những vấn đề này cũng là một phần của các cuộc thảo luận nội bộ giữa Ủy ban Quân sự và Ủy ban Thẩm định.
Nhà phân tích Eric Sayers của Trung tâm An ninh Mỹ cho biết: "Tôi hy vọng những khoản ngân sách mới này sẽ được sử dụng trong các lĩnh vực quan trọng. Thách thức thực sự bây giờ sẽ là thuyết phục Ủy ban Thẩm định tham gia với họ, và Lầu năm góc sẽ thêm kế hoạch này vào ngân sách năm 2022. "
Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, ông Heino Klinck cho biết, cá nhân ông cho rằng, "Chương trình Răn đe Thái Bình Dương" có tính khả thi. Ông nói: "Chiến lược quốc phòng đã ban hành của Mỹ cho thấy rất rõ rằng chiến trường quan trọng nhất đối với chúng tôi là khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Nhưng việc thực hiện chiến lược phụ thuộc vào ngân sách và ngân sách là hiện thân của chiến lược. Cho đến nay, các số liệu ngân sách chưa phản ánh rằng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là chiến trường chính".
Mỹ chưa thực sự quan tâm đúng mức đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương? Nguồn: Sina. |
Mặc dù, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper xác định, Trung Quốc hiện đang đứng đầu danh sách đối thủ của Bộ Quốc phòng Mỹ, nhưng “Chương trình răn đe Thái Bình Dương" vẫn phản ánh sự bất mãn của Ủy ban Quân sự Quốc hội đối với Lầu Năm góc. Họ tin rằng, Lầu Năm góc không coi trọng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương theo khái niệm "cạnh tranh giữa các nước lớn" đã được đưa ra trong "Chiến lược quốc phòng".
Báo cáo của Jim Inhofe và Jack Reed cũng chỉ trích Lầu Năm góc về việc quá tập trung vào phát triển khả năng tác chiến mà xem nhẹ khả năng đảm bảo hậu cần, năng lực và trạng thái binh lính. Do vậy, Jim Inhofe và Jack Reed hy vọng rằng, Chương trình răn đe Thái Bình Dương sẽ được thực hiện như Chương trình Răn đe châu Âu, tập trung vào việc xây dựng căn cứ quân sự, kho đạn dược, nhiên liệu và nâng cấp cơ sở hạ tầng, vũ khí trang bị ở các căn cứ không quân mà không phải là việc mua sắm máy bay ngoài ngân sách.
Nếu các căn cứ không quân của các máy bay F-35 không đủ mạnh để chống lại tên lửa Trung Quốc, các căn cứ cũng không có sân bay cấp 2 có thể tác chiến, không có kho đạn được và nhiên liệu, đồng thời không thể tiến hành công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thì có bao nhiêu chiếc F-35 đi chăng nữa cũng không giải quyết được vấn đề.
Máy bay F-35 của Mỹ vẫn chưa có điều kiện hoạt động tốt nhất ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Nguồn: Sina |
Đầu tháng 4/2020, Đô đốc Phil Davidson Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Mỹ đã đệ trình một báo cáo mang tính bước ngoặt lên Quốc hội, báo cáo này đã cung cấp giá trị tham khảo quan trọng trong việc sử dụng kinh phí cho Chương trình Răn đe Thái Bình Dương. Báo cáo của Davidson yêu cầu Quốc hội cung cấp 1,6 tỉ USD tài trợ trong năm tài chính 2021 và tăng lên 18,46 tỉ USD trong năm tài chính 2022-2026.
Việc sử dụng khoản ngân sách này được chia thành năm loại: nâng cao khả năng sát thương của lực lượng liên hợp; cải thiện tình hình triển khai và cơ cấu lực lượng; tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác, tăng cường tập trận, thí nghiệm và đổi mới; tăng cường khả năng bảo đảm hậu cần và an ninh.
Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng đề xuất thiết lập khả năng phòng không 360 độ ở đảo Guam, kế hoạch này sẽ tiêu tốn 1,67 tỉ USD trong 6 năm. Đồng thời, sẽ phát triển các trạm radar và căn cứ loại nhỏ ở xung quanh Thái Bình Dương để làm tê liệt mục tiêu lớn của vũ khí Trung Quốc.
Đức Trí (lược dịch)