Trung Quốc ‘hack’ mã nguồn của Su-35 trong vô vọng?
Trung Quốc đang làm mọi cách để hack mã nguồn của “tuyệt tác” Su-35 để có thể tự do sao chép, trong đó có việc tích hợp tên lửa mới với tham vọng vượt qua J-20.
'Lặng lẽ' rời cảng, tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc đi đâu?
Tàu sân bay Sơn Đông vừa rời cảng Đại Liên đi hoạt động, giới phân tích quân sự của Trung Quốc đưa ra 3 kịch bản cho hoạt động của con tàu này.
Tính đến tháng 4/2019, Trung Quốc đã hoàn thành tiếp nhận toàn bộ 24 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35 kèm theo đầy đủ vũ khí trang bị do Nga chế tạo theo hợp đồng ký kết từ năm 2016 với tổng trị giá hợp đồng là 2,8 tỉ USD, tương đương khoảng 116 triệu USD/chiếc. Máy bay Su-35 được coi là hiện đại nhất trong không quân Trung Quốc, chỉ thua J-20 ở tính năng tàng hình.
Trung Quốc từ lâu đã “khao khát” Su-35 do Nga chế tạo. Nguồn: Sohu. |
Một số chuyên gia quân sự của Trung Quốc cho rằng, máy bay chiến đấu Su 35 không còn xa lạ gì với Không quân Trung Quốc, bởi vì lực lượng này đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sử dụng loạt máy bay chiến đấu Sukhoi. Cùng với đó, trên cơ sở máy bay Sukhoi, Trung Quốc đã phát triển hàng loạt máy bay chiến đấu J-11.
Do vậy, Su 35 không thể được coi là một mẫu riêng biệt, nhưng có thể được sử dụng như một phần bổ sung cho dòng J-11 hiện tại của Trung Quốc. Không quân Trung Quốc sở hữu hàng ngàn máy bay chiến đấu, nên số lượng 24 chiếc Su 35 thực sự không nhiều, nhưng đối với dòng máy bay chiến đấu J-11, việc bổ sung những chiếc Su 35 này sẽ mang lại sức mạnh chiến đấu lớn hơn.
Kể từ khi sở hữu 24 chiếc Su-35, Không quân Trung Quốc vẫn đang tìm cách để tích hợp tên lửa tiên tiến của nước này sản xuất lên máy bay này, đó là tên lửa không đối không PL-12 và PL-15. Theo đánh giá, nếu tích hợp 2 loại tên lửa này lên máy bay Su-35, Không quân Trung Quốc có thể phát huy tối đa sức mạnh của máy bay, thậm chí khi được sự hỗ trợ của các radar chống tàng hình, nó hoàn toàn có thể vượt qua J-20.
Tên lửa không đối không PL-15 là một trong những tên lửa hiện đại nhất của Trung Quốc. Nguồn: Sohu. |
Tuy nhiên, dù cho Trung Quốc cố gắng thế nào thì vẫn không thực hiện được “mộng tưởng” của mình, do những hạn chế của mã nguồn máy bay chiến đấu Su-35. Giới quan sát cho rằng, Bắc Kinh từ lâu đã muốn “hack” mã nguồn của Su-35 để có thể biến nó thành của riêng mình đồng thời làm “tài liệu” để tiếp tục nâng cấp J-20.
Từ năm 2006, Su-35 đã được chào bán cho Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không quan tâm đến việc mua số lượng lớn mà chỉ muốn mua một lô nhỏ Su-35 (4-6 chiếc) hoặc thậm chí là một số hệ thống lắp trên Su-35 như radar Irbis hay động cơ AL-41FS.
Phía Nga tuyên bố sẵn sàng bán cho Trung Quốc nhưng không dưới 48 chiếc, và chỉ khi kết quả thử nghiệm động cơ nội địa của Trung Quốc không khả quan lắm thì Trung Quốc mới chấp nhận đề nghị mua Su-35. Khi đó, giới quan sát nghi ngờ rằng, hành động của Trung Quốc là để lấy động cơ sao chép và lắp trên J-20.
Báo Độc lập Nga cho biết, cuộc đàm phán về thương vụ Su-35 giữa Nga và Trung Quốc đã trải qua một thời gian khá dài để thương thảo. Trong khi Nga kiên quyết Trung Quốc phải mua ít nhất 48 chiếc thì mới đồng ý bán còn Bắc Kinh lại muốn xé nhỏ hợp đồng như trước đây để thừa cơ hội sao chép công nghệ.
Su-35 tích hợp tên lửa PL-15 được đánh giá là sẽ vượt qua J-20. Nguồn: Sohu. |
Các nhà hoạch định xuất khẩu vũ khí Nga đã lên kế hoạch chỉ xuất khẩu số lượng động cơ thế hệ AL-41F cân đối với tỷ lệ Su-35 và không có điều khoản kèm theo về điều kiện mua thêm động cơ trong hợp đồng đó. Và để cho Trung Quốc hai lựa chọn là nhập khẩu nhiều máy bay chiến đấu Su-35 hơn, hai là tiến hành đàm phán độc lập, ký kết hợp đồng khác, nhập khẩu động cơ AL-41F với giá khác.
Để tiết kiệm chi phí phục vụ hiện đại hóa vũ khí trong nước, Quân đội Trung Quốc đã quyết định mua số lượng lớn máy bay Su-35 với vũ khí trang bị đầy đủ, vừa để nâng cao sức mạnh, vừa để nghiên cứu các hệ thống của Su-35 bao gồm cả động cơ.
Ngay sau khi nhận được những chiếc đầu tiên, Trung Quốc bắt đầu “hack” mã nguồn của loại máy bay này để phục vụ các mục đích riêng của mình. Tuy nhiên, mã nguồn do Nga thiết lập đã nằm ngoài khả năng giải mã của Trung Quốc, và đến nay, việc nghiên cứu này vẫn chưa có kết quả khả quan nào và Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc hoàn toàn vào Nga trong việc duy trì khả năng chiến đấu của các phi đội Su-35.
Các máy bay chiến đấu tiên tiến hiện nay đều có hệ điều hành máy tính phức tạp, và chúng là cốt lõi của máy bay chiến đấu, ngôn ngữ lập trình để viết hệ điều hành này là mã nguồn của máy bay chiến đấu. Những gì một máy bay chiến đấu có thể và không thể làm được xác định bởi hệ điều hành của máy tính, đó là mã nguồn.
Do đó, nếu Trung Quốc muốn thay thế một loại tên lửa mới hay nghiên cứu bất cứ bộ phận nào đó như động cơ, radar, hệ thống điện tử…. trên máy bay chiến đấu Su-35 thì bắt buộc phải sửa đổi mã nguồn. Nếu không sửa đổi và tự ý lắp đặt các thiết bị do mình sản xuất, thì mã nguồn không nhận ra các thiết bị này và máy tính trên máy bay sẽ không đưa ra bất kỳ phản ứng nào.
Đức Trí (lược dịch)