Quản lý, kết nối thông tin về phòng, chống rửa tiền

Cần có quy định về quản lý thông tin về phòng, chống rửa tiền của cơ quan nhà nước, việc kết nối giữa các cơ sở dữ liệu phục vụ mục đích quản lý, khai thác và xác minh thông tin, quản lý lưu trữ trên dữ liệu điện tử

Trao đổi với PV Infonet về vấn đề nêu trên, luật sư  Đặng Xuân Cường, Trưởng Ban Hình sự - TAT LAW FIRM cho biết: “Cần hoàn thiện các quy định liên quan đến việc thu thập, xử lý, chuyển giao, trao đổi và lưu trữ thông tin phòng, chống rửa tiền.

{keywords}
Luật sư Đặng Xuân Cường trao đổi với PV Infonet về vụ việc.

Quy định về việc phân tích, xử lý thông tin về giao dịch đáng ngờ chưa cụ thể, chưa thể hiện rõ các quy trình nghiệp vụ phân tích thông tin cần có trong quá trình phân tích, xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ, dẫn đến hiệu quả xử lý và chuyển giao thông tin giao dịch đáng ngờ về rửa tiền cho cơ quan có thẩm quyền chưa thực sự hiệu quả.

Việc lưu trữ, chuyển giao và trao đổi thông tin phòng, chống rửa tiền cũng cần có những quy định cụ thể về phương thức lưu trữ hồ sơ, báo cáo trong doanh nghiệp. Hiện nay chủ yếu là lưu trữ, chuyển giao và trao đổi thông tin một cách thủ công, do vậy, cần xây dựng một hệ thống quản lý lưu trữ trên dữ liệu điện điện tử, tạo thuận lợi cho việc tạo dựng, kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu.

Vì vậy, cũng cần có nhưng quy định về quản lý thông tin về phòng, chống rửa tiền của cơ quan nhà nước để việc việc kết nối giữa các cơ sở dữ liệu có thể được chia sẻ với hệ thống của các đối tượng báo cáo nhằm phục vụ mục đích quản lý, khai thác và xác minh thông tin.

Những thông tin, tài liệu do Cục phòng, chống rửa tiền cung cấp là kênh thông tin hữu ích, hỗ trợ tích cực cho các cơ quan chức năng trong hoạt động xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; giúp các cơ quan quản lý nhà nước xác định được những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong lĩnh vực thuộc quyền quản lý để có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, luật sư Đặng Xuân Cường nêu quan điểm.

Mặt khác, cần có những quy định về phối hợp, nâng cao về trách nhiệm của các bộ, ngành trong công tác phòng chống rửa tiền theo hướng phân định rõ vai trò, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý liên quan đến tiền và vàng, các bộ, ngành quản lý các tài sản vật chất, hàng hóa khác; đồng thời làm rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan đối với các đối tượng báo cáo mới, phù hợp với chức năng quản lý Nhà nước của các bộ, ngành và bảo đảm thống nhất với pháp luật.

Theo luật sư Đặng Xuân Cường, đến nay, Việt Nam đã xét xử được 3 vụ án với tội danh rửa tiền theo Điều 251 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009, Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015. Vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Vận tải Viễn Dương Vinashin (Vinashinlines). Vụ án liên quan đến đường dây đánh bạc do Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam, cầm đầu.  Vụ án Lê Thị Hà Nội do Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử tháng 11/2019.

Do đó, sửa đổi, bổ sung các quy định về thu thập, xử lý, chuyển giao và trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền; việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước trong việc thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền là cần thiết.

Việc xây dựng và ban hành Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi, bổ sung tới đây sẽ khắc phục những hạn chế còn tồn đọng, hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động Phòng chống rửa tiền được thực hiện hiệu quả, mặt khác thúc đẩy hoạt động đấu tranh, giảm thiểu các hoạt động tội phạm rửa tiền, gian lận thuế, tham nhũng...; góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, tạo lập môi trường phát triển an toàn, luật sư Đặng Xuân Cường nêu.

Hải Ngọc

Luật sửa đổi dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết

Theo luật sư, Luật sửa đổi, bổ sung một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ… Luật đã sửa đổi theo hướng tách các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ trong từng lĩnh vực thành các điều riêng...

Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi bám sát với chủ trương của nhà nước

Về cơ bản luật sư tán thành và đánh giá cao Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi. Vì Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Phòng, chống rửa tiền xuyên quốc gia: Bảo đảm nguyên tắc "có đi có lại", cùng có lợi

Dựa vào điểm mới này, có thể thấy rõ sự cần thiết trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin giữa Việt Nam và quốc tế rất quan trọng. Thể hiện rõ sự hợp tác chặt chẽ, có lợi cho các bên trong việc phòng, chống rửa tiền.

Luật phòng, chống rửa tiền quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng khách hàng

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã quy định cụ thể chi tiết về thông tin của khách hàng một cách cặn kẽ và rõ ràng. Phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định liên quan đến cư trú, quốc tịch…

Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022: Kiểm soát các trung gian thanh toán là cần thiết

Trong một thập kỷ vừa qua, thực tiễn đã ghi nhận rằng các hình thức thanh toán qua trung gian tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, tiềm ẩn khả năng rất lớn cho tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền và khẩn thiết phải có các quy định điều chỉnh

Vì sao Luật phòng chống rửa tiền phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro?

Theo luật sư, việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro sẽ giúp cho người dân nhận biết cá nhân mình đang ở mức độ rủi ro như thế nào để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục rủi ro về rửa tiền…

Nỗ lực phòng, chống rửa tiền ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ

Những tác động tiêu cực của nạn rửa tiền không chỉ xảy đến đối với nền kinh tế quốc gia, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là lý do khiến nỗ lực phòng, chống rửa tiền quy mô toàn cầu ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Vai trò của các tổ chức tài chính trong hoạt động PCRT động vật hoang dã

Tổ chức tài chính là một kênh phổ biến được sử dụng để rửa tiền từ các khoản thu trái phép buôn bán động vật hoang dã.

Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền trong Luật mới

Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung một số hoạt động có tiềm ẩn rủi ro như cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ tài sản ảo, hoạt động dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: Giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung nhiều nội dung mới so với luật cũ, trong đó có sửa đổi các dấu hiệu để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đang cập nhật dữ liệu !