PTT Vương Đình Huệ: 'Phải tiến lên, bàn tiến, chứ không bàn lùi'

“Quan điểm của Chính phủ là kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, chưa điều chỉnh bất kỳ chính sách vĩ mô, chưa điều chỉnh một chỉ tiêu nào cả, tinh thần là phải tiến lên, bàn tiến, chứ không bàn lùi, kiên định mục tiêu tăng trưởng 6,6 – 6,8% Quốc hội giao…”

Phát biểu tại Hội nghị sơ kết ngành Tài chính 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, lạm phát vẫn hiện hữu, một số động lực tăng trưởng chính có nguy cơ bị chững lại, xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực sụt giảm; giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là vốn ODA còn khó khăn và chậm… Thêm vào đó, tình hình thời tiết phức tạp, xuất khẩu nông sản gặp khó khăn giảm về giá và số lượng.

Trong bối cảnh đó, tinh thần, thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ công chức còn thấp, có người lơ là, có thái độ giữ mình, trì trệ, đùn đẩy trách nhiệm.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, quan điểm của Chính phủ là kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, chưa điều chỉnh bất kỳ chính sách vĩ mô, chưa điều chỉnh một chỉ tiêu nào cả...

Về tình hình thu – chi ngân sách nhà nước (NSNN), Phó Thủ tướng đánh giá kết quả điều hành thu chi ngân sách 6 tháng khá tích cực. Thu đạt 52,8% dự toán, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2018 và là mức tăng cao nhất từ năm 2015 trở lại đây. Tăng thu ngân sách ở cả Trung ương và địa phương. Nếu tăng trưởng cao mà thu sụt giảm thì không ý nghĩa gì lớn. Tốc độ tăng thu cao hơn gần gấp đôi tăng trưởng GDP.

Về công tác tái cơ cấu lại NSNN, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận xét, từ năm 2016 tới nay hai thành tựu lớn là tái cơ cấu lại khu vực ngân hàng, tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại thu-chi NSNN, đảm bảo bền vững nợ công.

“Trước đây 100 đồng nợ thì nợ nước ngoài tới 60 đồng, nợ trong nước là 40 đồng thì bây giờ phải đảo chiều lại chuyện này; nợ nước ngoài chỉ còn 40 đồng, nợ trong nước là 60 đồng. Điều này vừa tránh được rủi ro tỷ giá, vừa huy động nội lực trong nước”, Phó Thủ tướng Vương Đinh Huệ cho biết.

Phó Thủ tướng cho hay, việc thu ngân sách ở một số tỉnh, thành phố trọng điểm đạt thấp, như TP Hồ Chí Minh mới đạt hơn 48%.

“Thách thức về việc hoàn thành kế hoạch thu ngân sách 2019 vẫn còn phía trước, chúng ta cần phân tích kỹ nguyên nhân để có giải pháp phù hợp, phấn đấu hoàn thành và vượt so với dự toán Quốc hội giao”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Giải ngân vốn đầu công còn rất chậm, nhất là vốn ODA, tỷ lệ giải ngân 6 tháng thậm chí thấp hơn cùng kỳ năm 2018, chỉ đạt 32,4% dự toán. Theo Phó Thủ tướng, vấn đề này có trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương, trong đó có vai trò phối hợp của Bộ Tài chính, đây là điểm nghẽn chưa gỡ được, ảnh hưởng đến tăng trưởng việc làm, thu ngân sách, thu nhập của người lao động.

Phó Thủ tướng nêu một thực tế, cần sớm thanh toán các khoản nợ của Chính phủ cho các nhà thầu, vì khối lượng hoàn thành không thanh toán được, sẽ thiệt đơn, thiệt kép.

“Công tác xây dựng thể chế, ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm, còn văn bản không rõ ràng, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Chưa kịp thời trình lên Thủ tướng bãi bỏ, xem xét sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật đang có vướng mắc”, Phó Thủ tướng chỉ rõ tồn tại của Bộ Tài chính.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng nhắc nhở ngành Tài chính không được chủ quan trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới thay đổi nhanh, phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, sẽ phần nào tác động đến nền kinh tế trong nước.

“Quan điểm của Chính phủ là kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, chưa điều chỉnh bất kỳ chính sách vĩ mô, chưa điều chỉnh một chỉ tiêu nào cả, tinh thần là phải tiến lên, bàn tiến, chứ không bàn lùi, kiên định mục tiêu tăng trưởng 6,6 – 6,8% Quốc hội giao, nỗ lực vượt khó, đổi mới sáng tạo, quyết tâm hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2019, tạo tiền đề thực hiện thành công cho cả giai đoạn 2016 – 2020”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, mặc dù còn nhiều trở ngại trong hoàn thiện pháp luật và nhiệm vụ thu chi ngân sách, nhưng Bộ Tài chính phải tiếp tục chủ động tháo gỡ.  Về dài hạn, cần rà soát lại tỷ lệ động viên ngân sách, có đường hướng dài hạn điều chỉnh chính sách thu, một mặt nuôi dưỡng nguồn thu, nhưng cũng tăng tỷ lệ điều tiết trong một số lĩnh vực.

Trước mắt, Bộ Tài chính khẩn trương trình Quốc hội nghị quyết về các giải pháp hỗ trợ về thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và các hộ kinh doanh để phát triển thành doanh nghiệp. Đồng thời, ngành Tài chính phải tăng cường quản lý thuế, áp dụng thuế điện tử, hóa đơn điện tử; hoàn thành dự toán thu, không để địa phương nào hụt thu.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh thanh toán đầu tư công, nhất là giải ngân vốn ODA; đẩy nhanh tiến độ, chất lượng cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp….

Nguyễn Lê - Trần Huệ
Từ khóa: PTT Vương Đình Huệ sơ kết 6 tháng ngành tài chính Bộ tài chính thu ngân sách nhà nước chi ngân sách nhà nước nợ nước ngoài nợ công vốn đầu tư công vốn ODA mục tiêu tăng trưởng

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.