Phục hồi kinh tế, hướng tới mục tiêu chung năm 2023

ASEAN cùng ứng phó các thách thức, phục hồi kinh tế và hướng tới mục tiêu chung trong năm 2023 chính là những điểm nhấn của ASEAN.

“Tâm điểm tăng trưởng”

Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2023, Indonesia – “anh cả” của khối đã chọn chủ đề “Tâm điểm tăng trưởng” với mong muốn ASEAN trở thành một khu vực hòa bình, ổn định, là mỏ neo cho ổn định toàn cầu. Tuy nhiên, lãnh đạo Indonesia cũng nêu rõ năm 2023, tình hình toàn cầu (từ địa chính trị đến kinh tế) không dễ dàng và thuận lợi, các cuộc đối đầu địa chính trị hiện nay có thể vẫn sẽ diễn ra gay gắt trong năm 2023 tới.

Nhìn lại năm Chủ tịch ASEAN 2022, Chính phủ Campuchia đã chọn chủ đề “ASEAN hành động cùng đối phó các thách thức” thể hiện nỗ lực đề cao “tinh thần ASEAN như một gia đình” gắn kết mạnh mẽ với 10 quốc gia thành viên, tất cả “cùng hành động,” hướng tới những mục tiêu chung nhằm tiếp tục góp phần kiến tạo, duy trì, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển bền vững trong khu vực và trên thế giới.

Trên tinh thần này, năm 2022, ASEAN đã tăng cường hợp tác nội khối nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu Covid-19, củng cố cấu trúc khu vực và vai trò trung tâm của khối, cũng như sớm hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Tuy nhiên, thúc đẩy phục hồi kinh tế vẫn là nhiệm vụ trong tâm của khối ASEAN.

Bình luận về chủ đề này, học giả Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á - Phi và Trung Đông, Viện Quan hệ quốc tế Campuchia, Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia, Chủ tịch ASEAN 2022 cho rằng, việc đạt được đà phục hồi kinh tế nhanh chóng sau đại dịch Covid-19 là một trong 4 nhóm thách thức của khối nhưng đã được các quốc gia thành viên thực hiện rất tốt.

“Khẩu hiệu “ASEAN hành động cùng ứng phó các thách thức” đã đi đúng trọng tâm. Thực tế, trong 3 trụ cột của ASEAN, riêng trụ cột kinh tế được các quốc gia thành viên thực hiện rất linh hoạt, hiệu quả tùy tình hình thực tế của mỗi quốc gia. Riêng Campuchia, việc xúc tiến triển khai thực hiện hiệu quả tất cả các sáng kiến, biện pháp đã thống nhất và tận dụng tối đa lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do để đẩy nhanh đà phục hồi tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh sống chung với Covid-19 đã được chúng tôi thực hiện rất tốt”, học giả Uch Leang nói.

Đoàn kết, thống nhất…

Thực tế hơn bao giờ hết, ASEAN cần nhất quán hành động mang tính tập thể đoàn kết, thống nhất, phù hợp với tinh thần chủ chốt của ASEAN là “Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng”. Bình luận về chủ đề này, Bộ trưởng Thương mại Campuchia Pan Sorasak cho rằng, Hội nghị AEM-54 là dịp để các quốc gia trong khu vực thảo luận nhằm tiếp tục hoàn thiện chương trình nghị sự xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN, góp phần tăng sức hấp dẫn và nâng cao hơn nữa vai trò của ASEAN với tư cách là nơi hội tụ của thương mại và đầu tư. 

Thực tế, đi cùng nhau là phương châm hành động của ASEAN. Chính vì vậy, trong năm 2023 tới ASEAN đang tích cực chuẩn bị cho hoạt động đàm phán Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ, khởi động đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), kiểm điểm tình hình thực hiện Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA), hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi về việc tăng cường Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA)… Trong bối cảnh gia tăng các chỉ số về lạm phát, giá dầu khí, chi phí sinh hoạt và năng lượng, ASEAN đã trao đổi, thảo luận và thống nhất nhiều nội dung và giải pháp hỗ trợ khu vực với phương châm “cùng nhau tiến lên”.

Được biết, theo đánh giá của IMF, khi nhiều khu vực trên thế giới đứng bên bờ vực suy thoái kinh tế, ASEAN đã và đang trên đà phục hồi kinh tế trong nửa đầu năm 2022 nhờ thương mại và đầu tư nội khối tăng mạnh, ngành du lịch phục hồi nhanh sau khi các hạn chế đi lại được gỡ bỏ. Tăng trưởng kinh tế khu vực được dự báo sẽ đạt 5,1%, cao hơn mức dự báo toàn cầu là 3,2%. Và trong năm 2023, tăng trưởng của khu vực dự báo sẽ đạt trên 7%.

Nam Phương

ASEAN – điểm sáng kinh tế toàn cầu năm 2023

Các nền kinh tế chủ chốt của ASEAN sẽ nằm trong số ít các nền kinh tế toàn cầu có mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2023 tới.

Làm "cao tốc" cho thương mại số khu vực ASEAN

Thương mại số trong ASEAN dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ thời gian tới.

ASEAN thúc đẩy quá trình bảo vệ người tiêu dùng khi giao dịch TMĐT

Các nước ASEAN đang thảo luận xây dựng Bộ hướng dẫn Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) nhằm nâng cao công tác bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến trong khu vực.

Bế mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 2022

Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 2022 đã bế mạc vào tối ngày 24/12 cùng lễ trao giải cho các đoàn nghệ thuật và nghệ sĩ giành giải.

Chủ tịch nước: "Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với ASEAN”

ASEAN đoàn kết đã đứng vững, trưởng thành vượt bậc, ngày càng vững mạnh, uy tín lên cao, vai trò trung tâm và hình ảnh trên trường quốc tế được khẳng định. Đó là thành quả của sự hợp tác, chung tay của từng thành viên trong cộng đồng ASEAN.

Trung Quốc coi trọng mối quan hệ với ASEAN

Đó là khẳng định của tân Tổng Thư ký Trung tâm ASEAN - Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 11 năm thành lập trung tâm này vào ngày 23/12 tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Quảng bá nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản trước thềm kỷ niệm 50 năm quan hệ Nhật Bản - ASEAN

Sự kiện 'Trải nghiệm văn hóa ẩm thực Nhật Bản' được tổ chức trước thềm kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản.

Trang web đặc biệt kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản

Một trang web đặc biệt kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản vào năm 2023 đã được Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC) cho ra mắt.

Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc phát hành video quảng bá du lịch 4 nước ASEAN

Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc tiếp tục phát hành video quảng bá du lịch 4 nước ASEAN gồm Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

Lễ khai mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN 2022

Lễ khai mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN 2022 đã chính thức diễn ra vào tối ngày 19/12 tại thành phố Hội An của tỉnh Quảng Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !