Phó Chủ tịch Hội Nhi Khoa Hải Phòng: Mẹ cho con bú có thể dùng bột ngọt
Đặc biệt, đối tượng mẹ cho con bú thường hay lo ngại việc sử dụng gia vị này trong giai đoạn cho con bú có ảnh hưởng đến trẻ nhỏ hay không. Cùng lắng nghe ý kiến chuyên môn từ Giáo sư Nguyễn Ngọc Sáng, Giảng viên cao cấp Đại học Y Dược Hải Phòng, Phó Chủ tịch Hội Nhi Khoa Hải Phòng giải đáp về gia vị này.
Trẻ em, phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú có nên sử dụng bột ngọt?
Theo GS. Nguyễn Ngọc Sáng cho biết glutamate – thành phần chính của bột ngọt là một axit amin cực kì quen thuộc với con người, từ lúc chào đời đến đến lúc trưởng thành. Glutamate trong sữa mẹ rất phong phú nên trẻ sơ sinh đã thưởng thức vị umami của sữa mẹ ngay từ những năm tháng đầu đời. JECFA cũng đã kết luận trẻ em có thể chuyển hóa bột ngọt tương tự người trưởng thành và “không có mối nguy nào đối với trẻ em khi sử dụng bột ngọt”.
Phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú cũng hoàn toàn có thể sử dụng bột ngọt. Trước tiên, hầu hết bột ngọt khi ăn vào cùng thực phẩm sẽ được chuyển hóa gần như hoàn toàn tại hệ tiêu hóa và không đi vào hệ tuần hoàn của người mẹ. Bên cạnh đó, với bà mẹ mang thai, còn có một cơ chế đặc biệt chính là chức năng của nhau thai tạo thành “hàng rào” bảo vệ. Nhờ đó, glutamate từ thực phẩm hay bột ngọt vào cơ thể mẹ qua chế độ ăn sẽ không đi qua được “hàng rào”” nhau thai.
Sự phổ biến của bột ngọt trên thế giới
Thành phần chính của bột ngọt là glutamate - một axit amin tồn tại phổ biến ở cơ thể người và hầu hết các loại thực phẩm ăn vào hàng ngày. Glutamate trong thực phẩm giúp mang đến vị umami và vị này do một giáo sư người Nhật Kikunae Ikeda khám phá vào năm 1908, từ đó dẫn đến phát minh ra bột ngọt với thành phần chính là glutamate. Đến năm 1909, thương hiệu bột ngọt đầu tiên trên thế giới ra đời mang tên AJI-NO-MOTO® chính thức có mặt trên thị trường.
Với lịch sử ra đời hơn 114 năm bột ngọt là gia vị phổ biến ở hầu hết quốc gia trên thế giới, GS. Sáng cho biết. Tuy nhiên, cách nêm bột ngọt vào món ăn tại các quốc gia này có sự khác nhau. Sự khác biệt này là do khác biệt về văn hóa và thói quen nấu nướng tại mỗi quốc gia. Tại các nước Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc..., bột ngọt được nêm trực tiếp trong quá trình chế biến món ăn. Trong khi đó, tại Mỹ hay các quốc gia Châu Âu và cả Nhật Bản, với những hạn chế về thời gian nấu nướng, người tiêu dùng thường hay sử dụng các gia vị tổng hợp đã có chứa bột ngọt như hạt nêm, nước xốt... để nêm nếm món ăn. Như vậy, có thể thấy, bột ngọt được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, chứ không chỉ riêng ở các nước Châu Á như nhiều người lầm tưởng.
Bột ngọt được nhiều tổ chức y tế uy tín trên thế giới công nhận an toàn
Chia sẻ về tính an toàn của bột ngọt, GS. Sáng chia sẻ nhiều năm nay, tính an toàn của gia vị bột ngọt đã được nhiều tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới đánh giá dựa vào các kết quả nghiên cứu khoa học toàn diện.
Cụ thể, Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (JECFA); Ủy ban khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu (EC/SCF); Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa kỳ (FDA); Bộ Y tế, Lao động và Phúc Lợi Nhật Bản đánh giá bột ngọt là một phụ gia thực phẩm an toàn. Bộ Y tế Việt Nam xếp bột ngọt vào danh mục phụ gia được phép sử dụng tại Việt Nam.
P.V