Phat triển mạnh vùng biển Đồ Sơn, Cát Bà

Với lợi thế của vùng đất cửa biển, Hải Phòng luôn xác định du lịch biển là thế mạnh.
Phat triển mạnh vùng biển Đồ Sơn, Cát Bà - ảnh 1

Trong 10 sản phẩm du lịch đặc thù thành phố này hướng đến, có tới 8 nhóm sản phẩm liên quan đến 2 trọng điểm du lịch là Cát Bà và Đồ Sơn.

    Cát Bà là điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của Hải Phòng. Quần đảo này gồm Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Vườn quốc gia Cát Bà và quần đảo Long Châu thuộc huyện Cát Hải. Được mệnh danh là đảo ngọc, Cát Bà chứa đựng đầy đủ các giá trị nổi bật về đa dạng sinh học như rừng nguyên sinh , rừng kim giao,  rừng ngập nước trên núi đá vôi, hang động, rừng ngập mặn, hồ nước mặn, rạn san hô và 100% cá thể Voọc đầu trắng cùng với 76 loài quý hiếm trong danh mục  của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN)  đang sinh sống. Cá thể Voọc đầu trắng Cát Bà là loài linh trưởng đặc hữu duy nhất trên thế giới chỉ có ở quần đảo này. Nơi đây cũng có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ như hệ thống hang động, các di chỉ, di tích lịch sử nổi tiếng, hệ thống núi đá vôi với nhiều hình thù riêng biệt tạo vẻ đẹp độc đáo… Cùng trong tuyến du lịch Cát Bà, du khách có thể đến thăm xã đảo Việt Hải, trải nghiệm cuộc sống bình dị, tách biệt với những ồn ào, náo nhiệt của đô thị. 

    Đồ Sơn cũng là điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch tới Hải Phòng. Không chỉ được thỏa sức vẫy vùng trong sóng biển, khách du lịch còn có thể thưởng ngoạn một “Đà Lạt thu nhỏ” ở khu du lịch quốc tế Hòn Dáu. Thăm nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như đền Bà Đế - nơi thờ người con gái được chúa Trịnh Doanh yêu thương, đền thờ Nam Hải thần vương - ngôi đền thiêng người dân thường đến cầu mưa thuận, gió hòa, bình yên cho người đi biển trên đảo Dáu. Khu vực đảo Dáu còn là “khu bảo tồn thiên nhiên” với hàng trăm cây đa búp đỏ được công nhận là cây di sản Việt Nam, nơi có ngọn hải đăng Hòn Dấu được người Pháp xây dựng từ năm 1892 để làm nhiệm vụ chỉ đường cho tàu cập cảng Hải Phòng an toàn…

    Với những thế mạnh về du lịch biển đó, Hải Phòng đã xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù. Cụ thể  gồm các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, du lịch làng nghề, du lịch nghỉ dưỡng và các hoạt động thể thao, du lịch gắn với ẩm thực, du lịch kết hợp với các hội thảo, du lịch kết hợp mua sắm, du lịch gắn với các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch. Các sản phẩm này đã được Hải Phòng phát huy tương đối tốt như tổ chức hội nghị quốc tế về khoa học tư duy hệ thống tại Cát Bà, tổ chức thường niên liên hoan du lịch làng cá Cát Bà, liên hoan du lịch Đồ Sơn biển gọi, tổ chức lễ hội chọi trâu…Đây là những hoạt động thu hút lượng lớn khách du lịch đến các địa điểm này. Ngoài ra Hải Phòng tiếp tục phát huy những thế mạnh của các sản phẩm thăm quan, nghỉ dưỡng hiện có như: chương trình nội vùng gồm du khảo đồng quê, du lịch nội thành, thăm làng muối. Hình thành các sản phẩm liên vùng gồm: chương trình du lịch Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long, chương trình thăm các di sản thiên nhiên thế giới và khu dự trữ sinh quyển; tour Hải Phòng - Đà Nẵng, Hải Phòng - thành phố Hồ Chí Minh; biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch như múa rối cạn, rối nước, biểu diễn chèo sân đình…

    Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam cho biết: Để phát huy thế mạnh của các sản phẩm du lịch này, trong thời gian tới, Hải Phòng tiếp tục vận động tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên thế giới; thực hiện thí điểm mở tuyến vận tải khách du lịch bằng đường biển Hải Phòng - Bạch Long Vỹ. Bên cạnh đó, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu hút các hãng lữ hành lớn, các nhà đầu tư khách sạn 5 sao để thành phố đầu tư, kinh doanh; chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các chương trình du lịch và mở rộng thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Đồng thời phối hợp với công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist khảo sát địa điểm, cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch để đón, phục vụ khách du lịch tàu biển cập cảng Hải Phòng. Đặc biệt, phối hợp xúc tiến mời cách hãng tàu biển đầu tư xây dựng cảng tàu khách du lịch tại Hải Phòng; phối hợp với công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng xúc tiến mở lại tuyến đường bay Hải Phòng - Ma Cao; phối hợp với các ngành có liên quan hoàn thiện Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà.

    NH

    Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

    Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

    Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

    Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

    Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

    Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

    Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

    Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

    Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

    Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

    Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

    Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

    Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

    Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

    Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

    Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

    Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

    Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

    Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

    Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

    Đang cập nhật dữ liệu !