PGS.TS Trần Đắc Phu: 'Nhiều quốc gia phương Tây chấp nhận phong tỏa 6 tháng đến một năm'
Đây là quan điểm của PGS.TS Trần Đắc Phu xung quanh câu chuyện TP. Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 15/9.
Ảnh minh hoạ |
Phản ứng 'cánh tay Covid' sau tiêm vắc xin Moderna và những biện pháp điều trị đơn giản
Đau và sưng tấy tại chỗ tiêm là những phản ứng phổ biến thường gặp sau tiêm vắc xin Covid-19 mRNA của Moderna và Pfizer-BioNTech. Đôi khi, một số các triệu chứng ít gặp hơn khác cũng xuất hiện sau tiêm vắc xin như phát ban, ngứa...
Đánh giá tình hình dịch tại TP. HCM, Bộ Y tế cho rằng đã bước đầu có những dấu hiệu tích cực sau thời gian triển khai quyết liệt các biện pháp theo Chỉ thị 16 và sẽ có xu hướng giảm trong một vài tuần tới nếu tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt như hiện nay.
Cụ thể, những ngày qua, tại TP. HCM các chuỗi lây nhiễm mới xuất hiện không nhiều, số ca nhiễm mới đang có xu hướng giảm. Bình quân 13 ngày qua, mỗi ngày có 3.800 ca nhiễm mới, so với bình quân 4.600 ca mỗi ngày trong 13 ngày trước đó.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng với hơn 3.000 ca mắc mới mỗi ngày, dù đã giảm nhưng vẫn còn nhiều thì việc TP tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là cần thiết.
“Nhiều quốc gia phương Tây thậm chí chấp nhận phong tỏa 6 tháng đến một năm. Nói điều này để thấy rằng TP Hồ Chí Minh cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 để sớm khống chế được dịch bệnh.
Giãn cách ở đây là “nhà nào ở nhà đấy”, người dân không có việc cần thiết thì không ra khỏi nhà. Người dân vẫn đi ầm ầm ngoài đường thì không thể chống dịch được, vẫn còn lây trong khu phong tỏa thì dịch sẽ còn kéo dài”, TS Phu chia sẻ.
Chuyên gia cũng một lần nữa nhấn mạnh dịch đang diễn biến rất phức tạp, khó lường. Nếu các địa phương làm không tốt, không triệt để việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để dịch tiếp tục bùng lên thì cuộc chiến sẽ còn kéo dài và gian nan hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, ông Phu lưu ý, cần phải hiểu việc khống chế dịch tại TP.HCM và các tỉnh lân cận đòi hỏi “phải có thời gian”, “không thể ngày một ngày hai” vì “dịch đã lan ra quá rộng”.
Nhiệm vụ đặt ra cho TP. HCM trong đợt giãn cách tiếp theo hiện nay là cần phải phân tích các ca được xác định dương tính trên thực tế hay chỉ là số ca xét nghiệm được. Đồng thời cần có phân tích dịch tễ thật kỹ càng để đánh giá số ca dương tính trên thực tế tại cộng đồng có giảm đi một cách thực sự hay không, cũng như nhận định chính xác việc triển khai các biện pháp phòng bệnh có hiệu quả hay không. Trên cơ sở đó, TP quyết định các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
“Việc xét nghiệm với số lượng lớn là cần thiết. Điều này không chỉ nhằm phát hiện các trường hợp F0, từ đó khoanh vùng dập dịch, mà còn cung cấp các dữ liệu về nguy cơ.
TP cần có kế hoạch xét nghiệm cụ thể địa bàn nào xét nghiệm phục vụ cho điều trị; địa bàn nào phục vụ xét nghiệm cho xác định F0, truy vết bóc tách F0; địa bàn nào xét nghiệm phục vụ cho đánh giá nguy cơ, đánh giá hiệu quả giãn cách.
Địa bàn nào, đối tượng nào sử dụng test kháng nguyên nhanh; địa bàn nào, đối tượng nào sử dụng PCR…, không xét nghiệm tràn lan vừa mất sức, vừa không mang lại hiệu quả. Thành phố có thể thiết kế xét nghiệm theo các vùng đại diện nguy cơ để đánh giá chiều hướng dịch chứ không nên xét nghiệm rộng dàn trải vừa tốn kém đặc biệt nhân lực đang phải dành cho điều trị, tư vấn bệnh nhân.
Từ đó, chúng ta có thể lên được bản đồ nguy cơ đến từng địa bàn khu phố, thôn, phường, xã, quận huyện để áp dụng các biện pháp đáp ứng phù hợp”, PGS. TS Trần Đắc Phu nói.
Nhiệm vụ tiếp theo, PGS. TS Trần Đắc Phu cho rằng đó là thành phố cũng cần đặc biệt quan tâm và ưu tiên đến vấn đề điều trị. Cơ quan y tế cần giữ liên hệ chặt chẽ với F0 có triệu chứng, tránh trường hợp bệnh nhân có biến chứng nặng mà không được đáp ứng. Giải pháp này sẽ giúp TP.HCM kịp thời điều trị cho các trường hợp lây nhiễm, giảm tới mức thấp nhất nguy cơ tử vong.
Bên cạnh đó, để làm giảm số mắc Covid-19 có triệu chứng nặng, số phải nhập viện, số tử vong cần sớm tạo ra miễn dịch cộng đồng bằng tiêm vắc xin. Không thể giãn cách xã hội cả thành phố mãi được”, TS Phu nhấn mạnh.
Khẳng định đường lây truyền của vi rút không thay đổi nhưng với chủng Delta thì nồng độ vi rút có trong hầu họng cũng như độ bám dính vào tế bào người nhiễm lớn hơn chủng bình thường rất nhiều nên ông Phu cho biết “khả năng lây lan rất nhanh”.
Vì thế, theo TS Phu, cả TP đang phong tỏa, đang giãn cách thì phòng bệnh, thực hiện nghiêm việc giãn cách đóng vai trò quan trọng. Người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K (Khẩu trang-Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tập trung-Khai báo y tế) và tiêm vắc xin khi đến lượt.
“Đồng thời trong nhà, cơ quan, văn phòng cần mở cửa thông thoáng, hạn chế dùng điều hòa, hạn chế đông người như bố trí ca làm việc, đơn vị nào có thể thì làm việc online… Chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết và được chính quyền cho phép. Chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó thực hiện tốt 5K mới có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm, chuỗi dịch tễ trong cộng đồng”, PGS. TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Các cơ sở sản xuất thực phẩm (như bánh mì, tàu hủ, bún, hủ tiếu...);
Các tổ chức hành nghề công chứng;
Các công ty cung cấp dịch vụ: bảo vệ; bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư;
Bảo hiểm (chỉ thực hiện các hoạt động liên quan công tác giám định, lập hồ sơ bồi thường và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng);
Phòng bán vé máy bay;
Phòng khám tư nhân.
Nhóm đối tượng được lưu thông để vận chuyển hàng hóa thiết yếu gồm: đội ngũ người giao hàng (shipper) có quản lý ứng dụng công nghệ được lưu thông, vận chuyển hàng hóa thiết yếu liên quận, huyện, thành phố Thủ Đức và phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch, giao nhận thanh toán không tiếp xúc và có các đặc điểm nhận diện; người đi giao - nhận hàng hóa của các cơ sở chế biến thực phẩm, cửa hàng bán lẻ lương thực, thực phẩm.
Đối với khung giờ từ 18h đến 6h, TP yêu cầu mọi người dân hạn chế tối đa ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải tiếp tục tạm ngưng hoạt động, trừ trường hợp được phép.
N. Huyền