Ông nông dân Phú Thọ nuôi bò, trồng rừng thu tiền tỷ

Chỉ học hết lớp 9 nhưng nhờ chịu khó học hỏi, hiện nay ông Đỗ Quốc Thuận đã có trong tay 250ha rừng, hàng trăm con bò mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng.

Ông Đỗ Quốc Thuận (SN 1972) - nông dân chi hội xóm Đồng Phú (Phú Thọ) vừa trở thành một trong ba gương mặt “Nông dân Việt Nam xuất sắc” 2022 của tỉnh Phú Thọ.

Được biết, gia đình ông Thuận đang làm mô hình trồng rừng nuôi bò với 250ha rừng và hơn 200 bò thả dưới tán cây rừng và điều đặc biệt là người nông dân 7X này chỉ mới học hết lớp 9.

Nói về hành trình khởi nghiệp của mình, ông Thuận cho biết ông quyết định vào rừng năm 2002 khi ấy ông mới lập gia đình điều kiện khó khăn, không được ăn học chuyên nghề nông nên bản thân ông rất trăn trở về hướng đi của mình.

“Trước đó, tôi cũng đi thăm quan một số trang trại và nhận thấy Phú Thọ có quá đất trống đồi núi trọc nên sau đó quyết định vào rừng triển khai trồng rừng.

Ngày tôi vào nhận đất rừng, đường đi không có, tôi phải mất 2 tiếng đi bộ mới vào được khu đất của mình và bắt đầu lập nghiệp với hơn 10ha đất và 30 con bò.

Sở dĩ tôi trồng rừng kết hợp nuôi bò là vì tôi nhận thấy đất trống, đồi trọc rất hợp nuôi bò.

Năm 2003 thì 30 con bò của tôi đẻ được 15 con nghé và tôi bán số nghé có đi để có số vốn mở rộng đầu tư trồng rừng”, ông Thuận nói.

Đầu tiên chưa có kinh nghiệm nên ông Thuận và nhiều bà con Phú Thọ trồng cây bạch đàn nhưng sau đó nhận ra cây này không phù hợp chất đất nên phải phá bỏ toàn bộ, vậy là những năm đầu khởi nghiệp ông Thuận gần như mất cả đàn bò.

“Khi bà con bỏ rừng vì không mang lại năng suất cũng như thu nhập thì tôi quyết định lấy hết vốn liếng và vào rừng trồng cây.

Thời điểm ấy, bạn bè bảo tôi bị dở hơi vì nông dân bỏ rừng thì mình chui vào rừng, nhưng tôi vẫn quyết tâm phải làm giàu từ đất, từ rừng”, ông Thuận nói.

Năm 2003 ông Thuận chuyển sang trồng keo, cây phù hợp phát triển tốt, sau 6 năm cho thu hoạch lô keo đầu tiên. Lúc đó khi có thu nhập ông Thuận bắt tay vào làm đường để xe máy, công nông có thể vào rừng vì đi bộ 2 giờ đồng hồ thì cực quá.

Năm 2009 - 2010, ông Thuận tiếp tục đầu tư 100ha rừng và dần dần phát triển đến 2015 đầu tư tiếp trồng 150ha, hiện nay trang trại của ông Thuận phát triển tốt mỗi năm thu nhập 1,5-2 tỷ đồng đã trừ chi phí.

“Thời gian đầu, việc chăn nuôi gặp khó khăn vì đường xá không có, con bò bị bệnh,mặc dù tôi có nhờ thú y nhưng họ không vào rừng vì đường đi vất vả quá. Sau đó tôi học được cách tự chữa trị và tiêm vắc xin cho bò.

Hiện tại tôi có 200 con bò, thả hoàn toàn trên núi không mất chi phí chăn thả. Quá trình trồng rừng tôi nhận ra khi cây khép tán mình thả bò dưới tán đỡ công phát cỏ cho cây, chăm sóc cây, còn bò không mất công chăn thả.

Tôi đào hào quanh bìa rừng để bò không đi lạc, sau đó huấn luyện bò tự đi, tự về lán, đến thời điểm thì bán bò thịt. Đàn bò mỗi năm bán được vài trăm triệu đồng”, ông Thuận chia sẻ về mô hình khởi nghiệp của mình.

Đàn bò của ông Thuận

Hiện tại ông Thuận có 250ha rừng tập trung 2 trang trại ở xóm Xú xã Mỹ Thuận và Đồi Dòng thuộc xã Thạch Quán (Phú Thọ).

Xuất thân từ nhà nông nên người đàn ông 7X này cứ thấy đất trống là thích, và luôn trăn trở mình có tâm với đất thì đất không phụ công, có đất là có tất cả sau đó ông Thuận đã làm thành công mô hình trồng rừng, nuôi bò.

Thành công với mô hình của mình ông Thuận còn hỗ trợ bà con làm đường, chia sẻ kinh nghiệm trồng rừng không bị thất bại với cây giống và kỹ thuật trồng tốt nhất.

Hiện nay trong khu vực đồi Dòng xã Thạch Quán cũng thành lập hội trồng rừng với 30 hộ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Mô hình trồng rừng, nuôi bò của ông Thuận tạo việc làm cho 40-50 nhân công làm thời vụ với thu nhập bình quân 8-9 triệu/tháng. 

Nói về mô hình khởi nghiệp điển hình của ông Thuận, ông  Nguyễn Đức Hiển - Trưởng khu Đồng Phú xã Thạch Quán (Phú Thọ) cho biết: “Anh Thuận là một trong số người dân tiêu biếu đã lập nên mô hình trồng rừng nuôi bò dưới tán rừng, giúp phát triển kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo.

Tôi cho rằng mô hình của anh Thuận cần được nhân rộng hơn nữa để giúp bà con thoát nghèo. Trước đây khu tôi 200 hộ thì có 15 hộ nghèo nhưng hiện chỉ còn 1 hộ nghèo và 2 hộ cận nghèo, mọi người đa số theo mô hình trồng rừng của anh Thuận, xóa nghèo chủ yếu là từ rừng”.

Hoàng Thanh

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !