Nông nghiệp đứng trước 3 thách thức lớn

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết hiện nay nền nông nghiệp hiện nay đang đối mặt với 3 thách thức, rào cản lớn đó là nền nông nghiệp dựa trên quy mô hộ nhỏ lẻ; biến đổi khí hậu và hội nhập sâu rộng.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định như vậy tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng với Bộ này về tái cơ cấu nông nghiệp, diễn ra sáng 25/8. 

Đánh giá 3 năm (2013-2015) thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết: Mặc dù sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiên tai và biến động bất lợi của thị trường gây ra nhưng sản xuất tăng trưởng với tốc độ khá cao (tốc độ tăng GDP trung bình đạt 2,83%/năm; giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 3,41%/năm). Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng mạnh, giai đoạn 2013-2015 đạt 88,3 tỷ USD, trung bình đạt gần 29,5 tỷ USD/năm.

Nông nghiệp đứng trước 3 thách thức lớn - ảnh 1

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc với Bộ NN&PTNT

Sự gia tăng sản lượng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi trong điều kiện giá ổn định đã đem lại lợi ích to lớn cho nông dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp kết quả mới chỉ là bước đầu, chưa tạo được chuyển biến rõ rệt trên thực tế; Tăng trưởng của ngành chưa bền vững; Triển khai tái cơ cấu chưa đồng bộ và không đồng đều ở các địa phương.

Nhiều mô hình tổ chức sản xuất đổi mới còn chậm, kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao và đang ngày càng bộc lộ hạn chế, yếu kém cản trở quá trình công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp. Ngoài ra, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của một số loại nông sản còn thấp, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập….

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết hiện nay nền nông nghiệp hiện nay đang đối mặt với 3 thách thức, rào cản lớn đó là nền nông nghiệp dựa trên quy mô hộ nhỏ lẻ; biến đổi khí hậu và hội nhập sâu rộng.

Tái cơ cấu nông nghiệp trong 3 năm qua đã tạo ra sự chuyển động ở tất cả các địa phương, khu vực kinh tế trong nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lớn đã tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp. Số HTX bình quân mỗi năm tăng 300 HTX.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì về tổng thể sức cạnh tranh nông sản của chúng ta chưa cao, chuỗi giá trị còn ngắn; các mặt hàng chủ lực xuất khẩu thị trường bấp bênh, như gạo, thủy sản. An toàn thực phẩm vẫn là vấn đề rất nan giải, thu hút doanh nghiệp vào đầu tư nông nghiệp còn thấ chỉ chiếm 1%, trong đó có đến 90% DN nhỏ và siêu nhỏ.

Để đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trong giai đoạn tới, Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần hình thành 3 trục phát triển.

Thứ nhất, lựa chọn 10 sản phẩm cấp quốc gia có lợi thế để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, coi đây là ngành hàng quốc gia.

Trục thứ hai, sản phẩm cấp tỉnh có tính chất đặc thù địa phương, như vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên…cần tính toán đến thị trường nội và xuất khẩu.

Thứ ba, sản phẩm quy mô cấp địa phương, mặc dù địa phương nhưng công nghệ sản xuất tiên tiến, thị trường tại chỗ và thị trường xuất khẩu, làm theo hướng mỗi làng một sản phẩm. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nhấn mạnh, phải coi thị trường là động lực sản xuất. Trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trụ cột, có các chính sách ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá, tái cơ cấu nông nghiệp là lĩnh vực rất khó, không thể vội vàng mà phải có thời gian làm từng bước vững chắc tránh làm hình thức, phong trào.

Để tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả và đặt mục tiêu đề ra, Phó Thủ tướng chỉ đạo: Trong thời gian tới, để thực hiện tái cơ cấu hiệu quả, tôi đề nghị quá trình tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với phát triển thị trường. 

“Không phải thị trường trong nước, mà là quốc tế, không phải chỉ là hôm nay, mà phải tính tới thời điểm hội nhập sâu rộng khi các hiệp định thương mại đa phương, đặc biệt là TPP có hiệu lực. Tái cơ cấu nông nghiệp để người nông dân không chỉ làm ra những gì có thể, mà làm những gì thị trường yêu cầu”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu cần xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường các nước chủ lực; xác định sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh nhằm tạo nên những sản phẩm có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá trị cao; yêu cầu phát triển những sản phẩm chủ lực từ cấp độ quốc gia, vùng, địa phương, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương để khai thác triệt để thế mạnh từng vùng.

Đồng thời, tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, phải gắn với sắp xếp ngành nghề nông thôn. 

Ngoài ra, tái cơ cấu phải gắn với xây dựng nông thôn mới, gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Trong phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 – 2020: ưu tiên bố trí vốn cho ngành nông nghiệp 43.158 tỷ đồng, Bộ NN&PTNT kiến nghị cần bổ sung thêm tối thiểu 96.000 tỷ đồng nhằm tháo gỡ, khó khăn vướng mắc để thực hiện tái cơ cấu thành công.

Diệu Thùy

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Sun Group giới thiệu dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà

Vị trí đắc địa cùng triết lý phát triển bền vững của dự án BĐS đầu tiên Sun Group giới thiệu ở Cát Bà kích hoạt khí thế của gần 2.000 chuyên viên kinh doanh, trong sự kiện “Kích hoạt kỷ nguyên Xanh” sáng 21/2 tại TP Hải Phòng.