Nỗ lực dỡ bỏ rào cản cuối cùng xuất khẩu vải tươi sang Nhật Bản

Xuất khẩu vải tươi sang Nhật Bản đang gặp rào cản do dịch bệnh, Nhật Bản không thể cử chuyên gia sang kiểm tra thực tế.

Chiều 19/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có buổi làm việc với Tân Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản Yamada Takio. Trong nhiều nội dung quan trọng mà hai bên đưa ra bàn thảo có nội dung về việc xuất khẩu lô hàng vải tươi đầu tiên của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2020.

{keywords}
Việt Nam đang nỗ lực dỡ bỏ rào cản cuối cùng để xuất khẩu vải tươi sang Nhật Bản trong 2020

Tại buổi làm việc này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, sau 5 năm chờ đợi và hoàn tất quy trình đánh giá rủi ro mở cửa thị trường (Nhật Bản chính thức cho phép nhập khẩu quả vải của Việt Nam vào tháng 12/2019), Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng như người nông dân trồng vải của Việt Nam rất mong chờ quả vải được xuất khẩu sang Nhật Bản trong năm 2020.

Mặc dù do dịch bệnh, Nhật Bản không thể cử chuyên gia sang kiểm tra thực tế, Bộ trưởng rất mong muốn Đại sứ cũng như các bộ, ngành hữu quan Nhật Bản có những biện pháp linh hoạt công nhận các cơ sở khử trùng vải tươi của Việt Nam, dỡ bỏ rào cản cuối cùng của việc xuất khẩu vải tươi sang Nhật Bản. Việc này nếu thành công sẽ là minh chứng sinh động cho quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản.

Liên quan đến xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, cuối năm ngoái, Nhật bản đã chính thức cho nhập quả vải tươi Việt Nam. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, Đại sứ quán hai nước đã và đang có sự phối hợp rất chặt chẽ để chuẩn bị mọi điều kiện đưa quả vải sang thị trường Nhật Bản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với Bắc Giang, tỉnh cũng rất chủ động quy hoạch vùng sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng vào Nhật Bản với sự giám sát chặt chẽ.

Cục Bảo vệ thực vật cũng đã cử cán bộ về tận địa phương hướng dẫn, theo dõi từng quy trình sản xuất và đánh giá lại toàn bộ công tác chuẩn bị.

Ngày 14/5, Bộ NN&PTNT đã giao Cục Bảo vệ thực vật họp trực tuyến với các đối tác liên quan của Nhật Bản để hoàn thiện tất cả các thủ tục cho xuất khẩu quả vải tươi Việt Nam đầu tiên sang Nhật Bản.

“Với sự vào cuộc quyết liệt và thiện chí của phía Nhật Bản, chúng ta hi vọng sẽ có lô vải đầu tiên xuất được xuất khẩu sang thị trường này trong năm nay mặc dù trong bối cảnh dịch COVID-19 gặp rất nhiều khó khăn nhất là vấn đề kiểm tra. Trong kiểm tra, kiểm soát phía Nhật Bản có thể ủy quyền cho phía Việt Nam cùng với sự giám sát của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, hy vọng Bộ NN&PTNT cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, tỉnh Bắc Giang sẽ sớm tổ chức lễ xuất khẩu quả vải tươi đầu tiên sang Nhật Bản. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vải nói riêng và nông sản nói chung”, Thứ trưởng cho hay.

Năm 2020, tỉnh Bắc Giang có trên 28.000 ha vải, sản lượng ước đạt trên 160.000 ha, tăng 10.000 tấn so với năm 2019; trong đó vải sớm 6.000 ha, sản lượng 45.000 tấn; vải thiều chính vụ trên 22.100 ha, sản lượng 115.000 tấn.

Chuẩn bị sản xuất vải thiều cho xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, tỉnh đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật đã chọn và đề nghị phía Nhật Bản chấp thuận 19 mã số vùng trồng với diện tích 103 ha, sản lượng ước 600 tấn ở huyện Yên Thế và Lục Ngạn.

Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh có 15.000 hai, chiếm 53% tổng diện tích toàn tỉnh, sản lượng ước đạt 110.000 tấn, chiếm gần 69% tổng sản lượng. Vải chứng nhận GlobalGAP với 80 ha, sản lượng ước đạt 500 tấn phục vụ các thị trường cao cấp.

Ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết thêm, tỉnh tập trung đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là đối với thị trường truyền thống, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thương nhân, tập đoàn, nhà phân phối để ký kết hợp đồng sớm với các hợp tác xã, các doanh nghiệp và các tổ hợp tác, trang trại thu mua, tiêu thụ vải. Riêng với thị trường Nhật Bản, đến thời điểm này, Bắc Giang đã sẵn sàng đầy đủ các điều kiện để đưa quả vải thiều với chất lượng tốt nhất sang thị trường này. Hiện đã có 3 doanh nghiệp về Bắc Giang ký hợp đồng để đưa quả vải sang thị trường Nhật Bản.

Diệu Thùy

Vải thiều lần đầu xuất sang Nhật: Sẵn sàng kích hoạt 3 kịch bản để gỡ khó cho quả vải

Vải thiều lần đầu xuất sang Nhật: Sẵn sàng kích hoạt 3 kịch bản để gỡ khó cho quả vải

Hàng trăm ha vải được cấp mã vùng để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có nguy cơ gặp khó khăn trước tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết đã đưa ra 3 kịch bản và sẵn sàng "kích hoạt" để triển khai

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !