Niềm vui lớn cho ngư dân Thanh Hóa.

Việc đóng tàu đánh cá bằng vỏ thép, tàu vỏ gỗ công suất lớn không chỉ giúp ngư dân bám biển dài ngày, hiệu quả đánh bắt cao, giảm thiểu rủi ro trên biển mà còn giúp ngư dân thay đổi tập quán khai thác

Niềm vui lớn cho ngư dân Thanh Hóa. - ảnh 1

Hiện đại hóa phương tiện sẽ giúp ngư dan bám biển dài ngày hơn, hiệu quả hơn

trong đánh bắt.
Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được triển khai, đã mang lại niềm vui lớn cho ngư dân Thanh Hóa.

Về các bến đỗ tàu cá trong những ngày này, đến đâu cũng bắt gặp không khí sôi nổi bàn tính chuyện đầu tư đóng tàu vỏ thép, tàu vỏ gỗ công suất lớn theo chính sách hỗ trợ của Nghị định 67.

Tất cả các ý kiến ngư dân trao đổi với nhau đều là đồng tình trước chủ trương của Đảng, Nhà nước, và ngư dân đều đang sẵn sàng đón nhận cơ hội mới để đóng tàu công suất lớn vươn khơi đánh bắt hải sản ở những ngư trường tiềm năng.

Theo đó, nếu ngư dân đóng mới tàu vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 400CV đến dưới 800CV, sẽ được hỗ trợ vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu chỉ phải trả 1%/ năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%. Đối với tàu vỏ gỗ sẽ được hỗ trợ tối đa 70% và ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất 4%/năm. Những ngư dân muốn đóng tàu vỏ gỗ đồng thời gia cố bọc vỏ thép, nâng cấp, cải hoán tàu vỏ gỗ cũng sẽ được hỗ trợ vay vốn ngân hàng thương mại với lãi suất thấp và được cấp bù. Ngoài ra, Nghị định 67 còn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá, cũng được vay vốn đóng mới tàu bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải, bảo quản, bốc xếp hải sản, hàng hóa với các chính sách hỗ trợ như đóng tàu khai thác.

Ngư dân Bùi Văn Toàn (xã Quảng Nham, Quảng Xương) cho biết: “Với chính sách hỗ trợ mới, ngư dân sẽ được hỗ trợ gần như hoàn toàn giá trị con tàu và được thế chấp giá trị tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để đảm bảo khoản vay, đã giúp ngư dân giải quyết được khó khăn ách tắc trong vay vốn”.

Trong tình hình hiện nay, việc nâng công suất máy, đóng tàu lớn ra khơi khai thác đã là xu thế chung, với những ưu điểm trong chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản sẽ khơi thông nguồn vốn cho ngư dân, giảm bớt các thủ tục rườm rà. Đặc biệt, với thời hạn cho vay 11 năm, trong đó năm đầu tiên chủ tàu sẽ được ngân sách nhà nước cấp bù 100% lãi suất và chưa phải trả nợ gốc.

Niềm vui lớn cho ngư dân Thanh Hóa. - ảnh 2

Ngư dân xã Quảng Nham trên những con tàu vỏ gỗ truyền thống.

Cùng chung niềm vui khi được hỗ trợ đóng tàu mới, ngư dân Lê Văn Nam (xã Ngư Lộc, Hậu Lộc) cho biết: “Có tàu vỏ sắt chúng tôi sẽ yên tâm khai thác, không còn lo lắng sợ hãi khi sóng to, gió lớn hoặc khi đối diện với những tình huống nguy hiểm”.

Để sẵn sàng tiếp nhận, quản lý nguồn vốn hỗ trợ hiệu quả, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng hướng dẫn, tuyên truyền, tổ chức cho ngư dân đăng ký đóng mới, nâng cấp tàu cá công suất từ 400CV trở lên. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để ngành thủy sản trong tỉnh tổ chức lại nghề khai thác hải sản theo hướng tăng cường đội tàu đánh bắt xa bờ.


Lan Anh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !