Nhập viện rửa dạ dày do ăn sam biển, cách phân biệt con sam với so

Sau khi ăn con sam biển, bệnh nhân phải vào viện cấp cứu và được chỉ định rửa dạ dày, sử dụng thuốc theo phác đồ...

 

 

{keywords}
Ăn sam biển người phụ nữ bị dị ứng phải nhập viện (Ảnh minh họa)

 

Sau khi ăn con sam biển, người phụ nữ 31 tuổi (trú tại P. Vàng Danh – TP. Uông Bí) nổi mẩn đỏ toàn thân, ngứa vùng mặt, tức ngực, khó thở đã được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.

Các bác sĩ Bệnh viện cho biết ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu cho người bệnh: người bệnh được tiến hành rửa dạ dày, sử dụng thuốc theo phác đồ. Sau khoảng 1 giờ người bệnh ổn định. 

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí khuyến cáo người dân, sam là món ăn bổ dưỡng và giàu chất đạm nên rất được người dân ưu chuộng. Tuy nhiên cần rất cẩn trọng trong việc lựa chọn bởi nó rất dễ nhầm lẫn với con so biển và đặc biệt là trong khâu sơ chế, chế biến. 

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, con so và con sam đều sống ở vùng ven biển, trong các vịnh, đầm nước mặn và các cửa sông, hình thù giống hệt nhau nên dễ nhầm lẫn. Hằng năm cả nước vẫn ghi nhận các vụ ngộ độc chết người do ăn trứng so biển.

Con sam biển (tên khoa học Tachypleus tridentatus) thường phân bố vùng ven biển, sống từng cặp, mỗi cặp làm tổ để sinh sống cùng nhau. Mỗi cặp sam thường đẻ rất nhiều trứng do đó người ta thường bắt sam để lấy trứng ăn là chính.

Sam trưởng thành có vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt, đường kính khoảng một gang tay (20 cm), dưới bụng có tám chân càng nhỏ, bơi rất chậm và bò như cua. Sam cái nặng khoảng 1 kg, sam đực nhỏ hơn, chỉ nặng bằng nửa sam cái. Đuôi sam có gờ mặt lưng rất rõ, hình tam giác.

Trong khi đó, so biển (tên khoa học Carcinoscorpius rotunicauda) là một loài có độc, khi ăn có thể dẫn đến chết người. Loài này sống ở ven biển, nơi các lạch nước ngọt.

Chúng có hình dạng rất giống sam biển nhưng kích thước nhỏ hơn và không đi theo thành từng cặp. Chiều dài thân của so biển khoảng 20-25 cm, không kể đuôi, toàn thân màu xanh nâu đậm. Đuôi không có gờ mặt lưng, tiết diện cắt ngang của đuôi có dạng hình trứng hay tròn.

Theo đó, điểm khác biệt rất dễ nhận thấy là sam lúc nào cũng đi đôi, còn so biển nhỏ hơn sam và chỉ đi một mình.

Cục An toàn thực phẩm cũng cho hay trứng sam là thức ăn ngon và bổ, còn trứng so rất độc, ăn phải sẽ bị ngộ độc nguy hiểm.

Chất độc giết người trong loài so biển là tetrodotoxin, cực độc giống độc tố của cá nóc, chất độc này tan trong nước, không bị nhiệt phá hủy. Chất độc có thể bị phân hủy trong môi trường kiềm hay acid mạnh. Những vụ ngộ độc thức ăn do tetrodotoxin thường rất nặng.

Chất độc này được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa trong khoảng 10-15 phút, đạt nồng độ cao nhất trong máu sau 20 phút và chỉ sau mấy giờ sau khi ăn các triệu chứng ngộ độc xuất hiện. Độc tố này tác động lên thần kinh trung ương, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp, nạn nhân tử vong nhanh chóng. Liều tử vong đối với người là 1-2 mg độc chất tetrodotoxin.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân cần rất thận trọng trong lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là khi ăn những thực phẩm lạ, nhất là những người có tiền sử dị ứng thức ăn. Sau ăn nếu có cảm giác tê miệng lưỡi, đau bụng, mẩn ngứa, khó thở cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

N. Huyền 

Quảng Nam: Ăn nấm 'lạ', 5 người nhập viện cấp cứu

Quảng Nam: Ăn nấm 'lạ', 5 người nhập viện cấp cứu

Đi hái nấm không rõ chủng loại để nấu ăn, 5 người ở xã Trà Don (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) bị đau đầu, buồn nôn, phải nhập viện điều trị.

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !