Nguy cơ từ thói quen ăn tái, sống
Quan niệm ăn đồ tái sống để giữ được dinh dưỡng, độ ngon ngọt của thức ăn là sai lầm thậm chí có thể gánh nhiều rủi ro cho sức khoẻ.
Cấp cứu vì thói quen ăn đồ sống
Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) đã tiếp nhận một số trường hợp bị nhiễm trùng máu do vi khuẩn Vibrio vulnificus (V.vulnificus).
Bệnh nhân N.V.Đ. (ở Thành phố Hải Phòng) ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ và nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị, đau quanh rốn, nôn, tiêu chảy nhiều lần kèm sốt cao 39-40 độ C.
Sau vài giờ, bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng, kèm theo tình trạng nổi ban phỏng nước, xuất huyết, hoại tử diện rộng trên da… Kết quả sau khi xét nghiệm, bệnh nhân Đ. dương tính với vi khuẩn V.vulnificus.
Sau 4 ngày, dù được điều trị tích cực nhưng bệnh vẫn nặng lên, tiên lượng tử vong nên gia đình xin cho bệnh nhân về nhà.
Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức cũng tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân nam N.V.T. (54 tuổi, ở thành phốHải Phòng) bị nhiễm độc sau khi ăn gỏi cá rô phi. Bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện sốt sau 1 ngày ăn gỏi, chân phải tê và không thể cử động.
Bệnh nhân được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Tiệp và được chẩn đoán nhiễm độc do vi khuẩn vibrio haemolyticus (hay còn gọi là tả biển) - một loại vi khuẩn thường có trong các loại thủy sản như cá, tôm...
Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận bệnh nhân (BN) Hà Đăng N. (40 tuổi, quê xã Xuân Đài, H.Tân Sơn, Phú Thọ).
Bệnh nhân bị đau đầu từ nhẹ đến nặng rồi đau liên tục, có dùng thuốc giảm đau hạ sốt nhưng không đỡ. Sau thời gian dài đau đầu nhiều, buồn nôn, sốt tăng dần, tê yếu 1/2 người phải, tri giác chậm, ý thức giảm dần mới vào viện.
Bác sĩ cho chụp CT sọ não cho thấy ổ sán não khổng lồ choán phần lớn ở bán cầu trái và vùng thái dương đỉnh phải, gây phù não, được chỉ định mổ cấp cứu. Bệnh nhân có thói quen ăn thịt chưa nấu chín dẫn tới sán não.
Ăn đồ sống có thể gây ra nhiều bệnh lý. |
Ảnh hưởng tới sức khoẻ
Nhiều người có sở thích ăn thịt tái như nem tái, gỏi cá, thịt bò tái, bò tái chanh, nem chua được nhiều người ưa thích vì đủ độ mềm và độ ngọt của thịt.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia đồ ăn tái sống tiềm ẩn nguy cơ tới sức khoẻ đặc biệt là các bệnh liên quan tới ký sinh trùng.
Tại Việt Nam vẫn thường xuyên tiếp nhận các ca bệnh bị liên cầu lợn do ăn tiết canh.
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thùy Nhung, Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết việc sử dụng các loại thịt tái sống là không nên vì thịt có thể bị nhiễm khuẩn và các loại ký sinh trùng như giun, sán trong quá trình chăn nuôi, chế biến hoặc bảo quản không đảm bảo.
Nếu chúng ta không nấu thịt chín kỹ thì vi khuẩn và các loại ký sinh trùng này có thể vào cơ thể con người, gây ngộ độc cấp tính hoặc nhiễm trùng mạn tính.
Những ký sinh trùng sống ký sinh trong cơ thể người sẽ làm hao hụt các chất dinh dưỡng và gây tổn thương niêm mạc ruột làm rối loạn tiêu hóa, thiếu dinh dưỡng và có thể thiếu máu mạn tính.
Ấu trùng sinh ra từ các loại ký sinh trùng đường ruột có thể lưu thông trong máu đến các cơ quan khác như phổi, não, gan, mắt... và gây tổn thương các cơ quan này, có khi dẫn đến tử vong.
Để đảm bảo sức khỏe, mọi người nên chọn thịt có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, cần chế biến chín kỹ trước khi ăn, tránh việc ăn tái, sống.
“Ăn thịt tái thường xuyên, bạn rất có thể sẽ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm các loại ký sinh trùng mà nước không thể rửa trôi được hết. Một số bệnh có thể mắc phải khi ăn thịt tái như giun xoắn, giun đầu gai, sán lá gan, sán lá ruột,…
Người bệnh có các biểu hiện khác nhau có thể từ vài tháng, vài năm hoặc nhiều năm. Khi bệnh toàn phát người bệnh có thể bị nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, nổi mề đay, đau nhức cơ và nguy hiểm nhất là tử vong.
Ngoài những bệnh ký sinh trùng, người ăn thịt tái sống còn có nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính, thường gặp nhất là thương hàn, dịch tả, nặng hơn là bệnh từ ngộ độc, ung thư,…
Bạn muốn ăn thịt tái dù thịt có được nuôi tại nhà thì vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ. Nếu bạn muốn ăn tái thì bạn vẫn châos nhận rủi ro có thể đối diện.
'Với người già, trẻ em, người mang thai cần cố gắng tránh thực phẩm tái, sống vì tiềm ẩn nguy hiểm với sức khoẻ của người ăn' – BS Nhung cho biết.
Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình, tốt nhất bạn nên “ăn chín uống sôi”. Chỉ có nấu ở nhiệt độ cao thì mới có thể tiêu diệt hết những vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên thực phẩm”.
Khánh Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.