Nguy cơ kháng kháng sinh từ chính thực phẩm ăn hàng ngày
Tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng, WHO cảnh báo nếu không quản lý tình trạng này thì đến năm 2050 sẽ không còn thuốc kháng sinh để chữa bệnh.
Tổ chức Y tế thế giới đã nêu rõ nếu chúng ta không phòng chống việc kháng thuốc từ ngay hôm nay thì từ 10 – 20 năm nữa chúng ta sẽ không còn kháng sinh nào có thể phù hợp để mà “nhạy” với các vi sinh vật gây bệnh nữa.
Khi nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà không có thuốc điều trị đặc hiệu thì con đường bệnh nhân bị nhiễm khuẩn chỉ còn là đến... nghĩa trang.
Nguy cơ kháng kháng sinh từ chính thực phẩm ăn hàng ngày |
Tuy nhiên thực tế thì nguy cơ kháng kháng sinh không chỉ dừng lại ở thói quen sử dụng thuốc của các gia đình mà nó tiềm ẩn từ chính thói quen của người chăn nuôi.
GS Nguyễn Văn Kính – nguyên Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới trung ương, cho biết Việt Nam cũng đang được xếp vào các quốc gia có tình trạng kháng kháng sinh cao. Hiện nay, thói quen của người dân cứ có bệnh là ra nhà thuốc mua thuốc. Ước tính có 5 người đến bệnh viện khám thì đã có 3 người đã sử dụng 1, 2 đợt kháng sinh.
Nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, Đại học Oxfod, Đại học Nông nghiệp 1 thì phát hiện ra 11 loại kháng sinh hiện nay đang sử dụng cho người được sử dụng trong chăn nuôi, trong đó có cả loại kháng sinh lẽ ra cấm trong chăn nuôi thì nó lại được sử dụng để làm thức ăn cho cá, cho lợn, cho gia cầm.
Tồn dư kháng sinh có trong thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trước tiên đến vật nuôi mà còn gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng khi tiêu thụ thực phẩm. Nó gây ảnh hưởng ngay lập tức sau khi tiêu thụ sản phẩm như xảy ra phản ứng quá mẫn cảm đối với người nhạy cảm kháng sinh, gây dị ứng sau khi tiêu thụ thịt tồn dư kháng sinh…
Không những thế, khi tiêu thụ thịt tồn dư kháng sinh như tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn, làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Tại Việt Nam, tình trang dùng kháng sinh bổ sung vào thức ăn nhất là thức ăn gia súc, gia cầm rất phổ biến.
GS Kính nhấn mạnh nếu không kiểm soát tốt kháng sinh trong chăn nuôi thì nguy cơ hiện hữu kháng kháng sinh ngay chính trên mâm cơm của mỗi gia đình.
Ông Nguyễn Văn Long – Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sử dụng nhiều giám sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, xem mức độ sử dụng, tình trạng kháng thuốc, xem việc sử dụng kháng sinh thế nào để khuyến cáo mọi người chăn nuôi cần điều chỉnh kháng sinh trong chăn nuôi.
Đặc biệt, khuyến cáo cơ sở thu mua thủy sản cần lấy mẫu kiểm tra xem có tồn dư kháng sinh không đặc biệt là kháng sinh nguy hiểm để xem còn hàm lượng kháng sinh không.
Trong chăn nuôi, ông Long cho rằng sẽ lên quy trình giám sát kháng sinh trong chăn nuôi và nhập khẩu thức ăn về Việt Nam. Kiểm tra dư lượng kháng sinh trong thực phẩm xem mức độ an toàn như thế nào.
Mấy năm vừa qua, về nhận thức, góc độ quản lý thì các sản phẩm chăn nuôi và thủy giản để giảm tình trạng tồn dư kháng sinh đã có nhiều thay đổi. Các đơn vị của ngành y tế và nông nghiệp đã và đang hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức quốc tế, các quỹ tài trợ khác để triển khai đánh giá tình trạng kháng kháng sinh.
Khánh Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.