Người tiêu dùng Việt được thưởng thức hàng nghìn sản phẩm đặc sản vùng, miền
Nhiều sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là trái cây và các sản phẩm đạt chuẩn OCOP được giới thiệu tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022.
Hàng loạt nông sản, đặc sản trái cây và các sản phẩm OCOP được giới thiệu tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022. |
Tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022, hàng trăm gian hàng đã mang đến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản đặc trưng, tạo nên một Festival rực rỡ sắc màu.
Góp mặt tại Festival, có hơn 1.300 sản phẩm là đặc trưng vùng miền, như: Xoài tròn, mận hậu, trà sạ đen, chuối tiến Vua, Thanh long ruột đỏ, mãng cầu, hạt điều, trái thốt nốt… được trưng bày tại hơn 400 gian hàng trực tiếp và 65 gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử, sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện để tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố trong cả nước gặp gỡ, trao đổi, quảng bá tiềm năng, cơ hội xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ trái cây, sản phẩm OCOP ở trong và ngoài nước; góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19.
Đồng thời là nơi quy tụ các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân gặp gỡ, để giới thiệu, để lan tỏa, để học hỏi, để liên kết xúc tiến, mở rộng thị trường phát triển du lịch và các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là trái cây và các sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Quy mô hơn 400 gian hàng trực tiếp, 65 gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử của 63 tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân đã thể hiện thành công của Lễ hội.
Ông Nguyễn Hữu Đông, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La khẳng định, Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện để tỉnh Sơn La và các địa phương trong cả nước gặp gỡ, trao đổi, quảng bá tiềm năng và cơ hội xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ trái cây và sản phẩm OCOP đến thị trường trong và ngoài nước, góp phần kích cầu thị trường, thu hút khách du lịch, tạo động lực phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19.
Ông Đông mong rằng, thông qua các hoạt động của Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam, tỉnh Sơn La muốn giới thiệu, quảng bá, cung cấp các thông tin cụ thể về sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trái cây và sản phẩm OCOP của tỉnh tới các doanh nghiệp, người tiêu dùng trong và ngoài nước; thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến, nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm, góp phần thúc đẩy tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông sản của tỉnh, phấn đấu đưa Sơn La trở thành trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp theo Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được chính thức triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 2018 với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Đến nay, cả nước đã có gần 7.500 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, riêng Sơn La đã có 83 sản phẩm. Các sản phẩm OCOP đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống tinh thần và vật chất.
Dưới đây là một số hình ảnh các gian hàng tham gia Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022:
Gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP và nông sản của huyện Vân Hồ (Sơn La). |
Các đặc sản của tỉnh Sóc Trăng được Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng mang đến giới thiệu tại Festival.
|
Một gian hàng áp dụng chuyển đổi số để tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP. |
|
|
Khôi Nguyên