Người đàn ông nặng lòng với nghề biển

Từ một người làm thuê đến ông chủ của đội tàu hậu cần nghề cá hàng chục tỷ đồng dong duỗi ở các ngư trường thu mua hải sản, cung cấp đồ dùng thiết yếu, hỗ trợ đối tác về vốn, ngư cụ khi vươn khơi...

Một ngày tháng 7 chúng tôi tìm về cảng Lạch Bạng (Thanh Hóa) gặp ông Dương Tấn Sự (53 tuổi, trú phường Hải Bình, TX Nghi Sơn, Thanh Hóa), ông chủ của 5 con tàu hàng chục tỷ đồng vươn khơi chuyên thu mua hải sản xa bờ.

Nhớ số tàu chứ không nhớ được... năm sinh con cái

Sinh ra trong gia đình có 7 anh chị em ở vùng biển nghèo, khi cha là ngư dân Quảng Ngãi theo tàu đánh bắt và về vùng cảng Lạch Bạng lấy vợ, an cư lập nghiệp nơi đây. Lớn lên ông Sự 14-15 tuổi đã đi theo tàu thuyền đánh cá làm thuê cho người ta.

Mỗi chuyến tàu ra khơi ông Sự thường kiểm tra, chỉnh cờ cho ngay ngắn

Đến khi cuộc sống khấm khá hơn thì gia đình (bố mẹ ông Sự-PV) sắm được tàu ông cùng các anh chị lại về phụ giúp cha mẹ đi biển. Năm 1992 thì ông lập gia đình với người phụ nữ cùng địa phương rồi sinh lần lượt 6 người con, đặc sản của người vùng biển (đẻ nhiều).

“Khi đó cuộc sống khó khăn, vất vả lắm tôi đi làm thuê cho người ta trên các tàu cá đi biển mong sao có đủ ăn, có tiền nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn chứ cũng không mong muốn giàu có gì cả” ông Sự cho biết.

Trong lúc trò chuyện chúng tôi có hỏi về năm sinh của các con ông thì ông  Sự không nhớ rõ và chỉ biết 2 năm sinh một đứa và cho hay “Khó khăn chỉ lo làm ăn nên con tôi, tôi có nhờ ngày tháng năm sinh của chúng nó đâu chỉ nhớ ở cảng với số ghe, số tàu thôi”.

Cũng theo ông Sự thì ở cảng Lạch Bạng phát triển từ những năm 90 khi ngư dân, anh em họ hàng kết hợp sắm tàu thuyền lớn vươn khơi bám biển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Cũng vào thời điểm đó khi ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt ra phía bắc thường xuyên cập cảng Lạch Bạng bán hải sản, mua nhu yếu phẩm nên nơi đây càng phát triển mạnh hơn.

Từ không biết chữ đến ông chủ tiền tỷ

Vừa ngồi xuống bàn khi biết chúng tôi là PV ông Sự vừa xua tay nói “Tui nói trước không ký cái chi đâu nhé, viết bài xong mà phải đi đâu là tui không đi mô”.

Thấy chúng tôi ngạc nhiên người anh trai ông Sự ngồi cạnh tôi cho biết: Do chú ấy (Sự-PV) ít đi ra ngoài, không biết chữ nên sợ đi ra ngoài ký tá giấy tờ bị người ta lừa đảo.

Nhận thấy sự phát triển của nghề biển và việc mua bán hải sản trên biển lớn ông Sự bàn với vợ đánh liều dốc toàn bộ vốn liếng của gia đình cũng như vay mượn anh em, họ hàng  để lấy tiền đóng tàu thu mua dịch vụ hậu cần nghề cá.

Nói là làm năm 2005, ông Sự đóng con tàu thu mua đầu tiên với công suất hơn 300CV để vươn khơi thu mua hải sản. Chưa dừng lại ở đó, một năm sau (2006) ông Sự tiếp tục vay mượn đóng thêm một con tàu thu mua mới.

Cứ như thế ông Sự hình thành đội hậu cần cung cấp những mặt hàng thiết yếu cho tàu bạn rồi thu mua hải sản của tàu bạn ở các ngư trường từ Quảng Bình trở ra đến Quảng Ninh.

Đến năm 2017 ông Sự tiếp tục đóng thêm 2 con tàu công suất lớn với tổng số tiền hơn 14 tỷ đồng, đưa số tàu của ông lên 7 con chuyên thmua hải sản ngoài khơi và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Dù không được ăn học và chỉ biết viết mỗi tên mình (Sự-PV) nhưng đến nay ông Sự có khối tài sản trên 20 tỷ đồng, trong đó có 5 chiếc tàu thu mua. Ông Sự cũng tạo công ăn việc làm cho hơn 80 lao động địa phương với mức thu nhập từ 7-12 triệu đồng/ người/tháng.

Ông Sự (áo đen) đang trò chuyện cùng ngư dân Quảng Ngãi

“Sinh ra từ biển, gắn bó với nghề biển nên tôi rất yêu nghề của mình mỗi khi mà tàu không về cảng thì ngày cũng phải xuống cảng 2-3 lần cho đỡ nhớ. Tôi cũng chỉ gắn bó cả đời với nghề này và sau này về già sẽ truyền lại cho con cháu nối tiếp nghề của mình” ông Sự nói.

Hiện nay đội tàu của ông Sự nếu ra khơi thuận lợi và trừ tất cả các chi phí cũng mang về cho ông hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.

Giúp đỡ bạn nghề

Không chỉ nghỉ đến chuyện làm kinh tế, ông Sự còn giúp đỡ rất nhiều tàu thuyền bạn khi bỏ ra số  tiền vài chục triệu đồng hỗ trợ tàu bạn mua ngư cụ, mua dầu, nhu yếu phẩm...sau đó mua lại hải sản của các tàu để trừ nợ. Tuy nhiên, việc hỗ trợ này chỉ nói bằng miệng với nhau chứ không có bất kỳ giấy tờ gì cả mà hoàn toàn dựa vào uy tín và lòng tin với nhau. Chính vì thế do 2 năm qua ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giá xăng dầu tăng nhiều tàu làm ăn thua lỗ, chuyển ngư trường đánh bắt, nhiều chủ tàu khó khăn không có tiền trả ông Sự vẫn vui vẻ cho họ số tiền trên.

“Có lần vào nhà chủ tàu mà tôi đầu tư cho ở Quảng Ngãi để đòi tiền nhưng nhìn thấy hoàn cảnh họ quá khó khăn, làm ăn thua lỗ tôi chỉ biết động viên họ rồi quay về quê hương. Dù lúc đó hoàn cảnh của tôi cũng rất khó khăn, vợ tôi cũng đã phải khóc khi công sức lao động bỏ ra không được gì, nhiều đại lý mà chúng tôi bán hải sản cho không trả tiền, ngư dân đánh bắt thua lỗ không thu lại được vốn...” ông Sự chia sẻ.

Ông Sự cũng cho hay, ông làm bằng lòng tin, uy tín và lương tâm của bản thân nên trong mọi hoàn cảnh khó khăn thì các tàu đánh bắt khi vươn khơi đều gửi chọn niềm tin và bán hải sản cho tàu thu mua của ông.

Cũng theo ông Sự, mặc dù do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, giá xăng dầu tăng có chuyến vươn khơi phải bù lỗ, có chuyến hòa vốn nhưnông vẫn quyết định bám biển vươn khơi không từ bỏ.

Trần Nghị

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !