Bão số 4 (Noru):

Người dân Hội An chi trăm triệu mua đất đá gia cố bờ kè và nhà cửa chống bão

Để ứng phó với siêu bão Noru, người dân ven biển TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) bỏ ra cả trăm triệu đồng để gia cố bờ kè bảo vệ nhà hàng.

Trưa 26/9, ông Lê Công Sỹ - Chủ tịch UBND phường Cửa Đại (TP Hội An) cho hay, đến thời điểm hiện tại, công tác ứng phó với siêu bão Noru (bão số 4) vẫn đang được địa phương tích cực triển khai. 

"Như mọi năm, vào mỗi đợt mưa bão, chính quyền và nhân dân đều dành sự quan tâm rất lớn cho tuyến bờ biển Cửa Đại. Hàng trăm mét bờ kè ven biển đã bị sóng to gió lớn tàn phá trong nhiều năm qua. Song, năm nay chúng tôi yên tâm hơn vì hệ thống đê ngầm từ xa đã giúp ngăn ngừa tình trạng sạt lở ở khu vực này", ông Sỹ nói.

Mặc dù đã được đê ngầm che chắn từ xa, song các chủ nhà hàng ven bãi biển xếp vào loại đẹp nhất châu Á này vẫn không chủ quan. Hai hôm nay, họ khẩn trương giăng dây, níu các căn chòi lá vào thân dừa nhằm hạn chế thiệt hại khi siêu bão Noru đổ bộ đất liền.

"Phần lớn bờ biển phía Bắc bãi tắm Cửa Đại đã được bồi cát, còn đoạn phía sau nhà hàng của tôi, sóng biển vẫn "ngoạm" sâu vào bờ. Vì vậy, tôi đang rất bất an nếu không may bão lớn đổ bộ vào đất liền", ông Tạ Sen - chủ một nhà hàng ở Cửa Đại giãi bày.

Ông Tạ Văn Sen mua đất, đá để gia cố bờ kè, hạn chế sóng biển 'công phá' nhà hàng.

Để ứng phó với siêu bão Noru cũng như các cơn bão có thể xuất hiện từ đây đến cuối năm, ông Sen đã bỏ ra 100 triệu đồng mua đất, đá để gia cố bờ kè, hạn chế sóng biển 'công phá' nhà hàng. Không chỉ nhà hàng, các chủ khách sạn, resort gần biển Cửa Đại cũng đang khẩn trương triển khai công tác ứng phó với siêu bão Noru.

Tại phố cổ Hội An, chính quyền thành phố cũng tiến hành gia cố hệ thống di tích để giảm thiểu thiệt hại. Lực lượng của Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An đã và đang tập kết vật liệu, triển khai gia cố, chống đỡ cho di tích Chùa Cầu.

Di tích này có riêng bộ dụng cụ chống đỡ để ứng phó khi vào mùa mưa bão. Việc chống đỡ được thực hiện thủ công và đảm bảo không làm ảnh hưởng đến kết cấu di tích.

Dùng gỗ để gia cố, chống đỡ cho di tích Chùa Cầu.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Quảng Nam, từ 19h ngày 25/9 đến 5h ngày 26/9, các địa phương trong tỉnh đã có mưa, mưa rào và dông vài nơi, lượng mưa phổ biến dưới 16mm, cục bộ có một vài nơi mưa to như: Điện Hồng 56,6 mm.

Do ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão Noru nên từ chiều 26/9 đến ngày 28/9, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xuất hiện một đợt mưa lớn, có mưa to đến mưa rất to. Mưa với cường độ lớn nhất tập trung từ chiều 27/9 đến sáng 28/9. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 150-350mm, có nơi trên 350mm.

Theo kế hoạch, đối với bão mạnh, Quảng Nam sẽ sơ tán 182.280 người; trong đó tại chổ 57.753 người và tập trung 124.700 người.  Đối với siêu bão, sơ tán 401.901 người; trong đó tại chổ 111.470 người và tập trung 290.585 người. 

Người dân tiến hành gia cố nhà hàng trước khi bão đổ bộ.

Ngoài ra, Quảng Nam tổ chức nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi kể từ 0h ngày 26/9 (bao gồm cả các ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, hoạt động gần bờ) cho đến khi tình hình thời tiết trên biển trở lại trạng thái bình thường.

Cũng trong sáng 26/9, Sở GD-ĐT Quảng Nam yêu cầu thủ trưởng các đơn vị khẩn trương thông báo cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS, THPT và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh nghỉ học ngày 27/9 để phòng tránh bão.

Một số hình ảnh người dân khẩn trương triển khai công tác ứng phó với siêu bão Noru: 

Sáng sớm 26/9, bão Noru đã vượt qua khu vực phía Nam của đảo Luzon (Philippines), đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 4 năm 2022.

Hồi 7h sáng nay, vị trí tâm bão số 4 ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 118,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 720km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 210km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Bản tin cập nhật mới nhất về bão số 4 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho hay, vị trí tâm bão lúc 15 giờ ngày 26/9 ở khoảng 15.9 độ Vĩ Bắc; 116.6 độ Kinh Đông; sức gió mạnh nhất cấp 12-13 (118-149km/h), giật cấp 15. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 25-30km/h.

Đến 07 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.

Đến 07 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, trên khu vực biển Quảng Trị-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 16.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11; vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao từ 9-11m; biển động dữ dội.

Đặc biệt lưu ý, từ trưa 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 17, sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội.

Hồ Ca

Huế: Cắm biển cảnh báo bờ biển bị sạt lở, cát tràn vào khu sản xuất nông nghiệp

Sau cơn bão số 4 (Noru), bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế đoạn chưa được xây dựng kè tiếp tục bị sạt lở, xâm thực, đe doạ đến rừng phòng hộ, khu nuôi trồng thủy sản của người dân sống gần bờ biển.

Mưa trắng trời, phố cổ Hội An lại chìm trong biển nước, người dân chật vật tránh lũ

Mưa lớn hai ngày qua khiến phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) lại chìm trong biển nước. Từ hôm qua, người dân phải đưa đồ đạc lên cao để tránh lũ.

Nhanh chóng tiếp cận hiện trường vụ sạt lở thủy điện ở Quảng Ngãi

Trong sáng 11/10, lực lượng chức năng sẽ tiếp cận hiện trường vụ sạt lở thủy điện Kà Tinh, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

Sau trận lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An: Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống dân sinh

Gần 10 ngày sau trận lũ quét kinh hoàng ở huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An), hàng trăm người dân vẫn đang phải tá túc ở nhà văn hóa cộng đồng và người thân. Nhiều bản làng vẫn ngổn ngang sau lũ dữ.

Quảng Nam: Mưa lớn, nhiều nơi ngập nặng, 2 người bị nước lũ cuốn trôi

Chiều 10/10, lãnh đạo Công an huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) xác nhận lực lượng chức năng cùng người dân đang tìm kiếm tung tích 2 người bị lũ cuốn khi vượt sông Na.

Đà Nẵng: Mưa lớn, nhiều nơi ngập lụt, học sinh 29 trường nghỉ học

Mưa lớn kéo dài từ chiều ngày hôm qua đến sáng nay (10/10) đã khiến nhiều tuyến đường, vùng trũng thấp trên địa bàn TP Đà Nẵng bị ngập. Học sinh 29 trường của huyện Hoà Vang phải nghỉ học.

Người dân xứ Thanh dầm mình trong biển nước gặt lúa sau mưa bão

Lúa đến mùa thu hoạch nhưng do ảnh hưởng của mưa bão gây lụt lội nên ngập sâu trong nước. Hạt lúa đã mọc mầm, người dân vẫn phải cố thu hoạch để vớt vát chút ít.

Chùm ảnh: Nhà cửa, công sở tan hoang sau trận lũ quét kinh hoàng ở huyện Kỳ Sơn

Trận lũ quét kinh hoàng đã làm cho nhiều nhà dân và trụ sở làm việc của nhiều cơ quan, doanh nghiệp ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) bị thiệt hại nặng nề. Hiện công tác khắc phục hậu quả vẫn đang được tiến hành khẩn trương.

Nỗ lực thông tuyến quốc lộ 7A để sớm đến tâm điểm trận lũ quét kinh hoàng

Ảnh hưởng của mưa lớn khiến một số vị trí trên quốc lộ 7A đang bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện, lực lượng chức năng, đơn vị quản lý đường bộ đang nỗ lực thông tuyến.

Lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An: Bé gái 4 tháng tuổi bị nước lũ cuốn trôi

Trận lũ quét kinh hoàng lúc rạng sáng nay (2/10) tại huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) đã khiến 1 bé gái 4 tháng tuổi bị cuốn trôi, tử vong. Nhiều tài sản của người dân đã trôi theo dòng nước lũ.

Đang cập nhật dữ liệu !