Sau trận lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An: Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống dân sinh

Gần 10 ngày sau trận lũ quét kinh hoàng ở huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An), hàng trăm người dân vẫn đang phải tá túc ở nhà văn hóa cộng đồng và người thân. Nhiều bản làng vẫn ngổn ngang sau lũ dữ.

Bản làng tan hoang sau lũ dữ

Gần 10 ngày trôi qua kể từ khi cơn lũ lịch sử quét qua, nhiều bản làng tại huyện vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An), vẫn còn đó cảnh hoang tàn, đổ nát.

Lấp ló dưới những tia nắng lẻ loi ở miền biên viễn xứ Nghệ, trước mắt chúng tôi là những người phụ nữ, những đứa trẻ, người già vẻ mặt còn ngơ ngác chưa hết bàng hoàng sau trận lũ quét kinh hoàng. Nhà cửa bị cuốn trôi, sập, hư hỏng, nhiều gia đình rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”.

Nhà cửa của bà Hoàng Thị Minh (khối 1, thị trấn Mường Xén) bị lũ quét tan hoang, nhiều tài sản bị cuốn trôi.

Nhà nằm ngay trên đường lũ dữ quét qua, toàn bộ tài sản của gia đình bà Hoàng Thị Minh (SN 1969, trú khối 1, thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn) đã bị cuốn trôi. Nhà cửa giờ vẫn đang ngập ngụa bùn đất, rễ cây và đất đá.

“Trận lũ quét thật quá khủng khiếp, 17/21 con lợn, 100 con gà đen và 8 chiếc tủ lạnh đựng rất nhiều đồ, thực phẩm cùng nhiều tài sản khác bị cuốn trôi theo dòng nước lũ”, bà Minh buồn bã nói.

Đứng trên căn nhà đổ sập, chắn ngang tỉnh lộ 543D, cô giáo La Thị Ượt (SN 1987, trú bản Cánh, xã Tà Cạ), đang dạy trường Phổ thông dân tộc Bán trú – Tiểu học Mường Típ 2, huyện Kỳ Sơn) vẫn chưa hết bàng hoàng khi căn nhà đổ sập toàn bộ bởi trận lũ quét.

Cô giáo kể lại, khoảng 8h ngày 2/10, khi phát hiện đất lún, nhà bị nứt nẻ, ngói rơi…, cô vội bế con nhỏ 4 tuổi sang nhà hàng xóm để gửi, khi quay lại để lấy ít đồ sinh hoạt hàng ngày thì không kịp nữa. Căn nhà bị đổ sập toàn bộ, chắn ngang tuyến tỉnh lộ 543D.

“Giờ nhà cửa không còn nữa, cả gia đình (4 người) phải ở nhờ, sinh hoạt ở nhà văn hóa cộng đồng. Không biết khi nào mới làm lại được nhà nữa…”, cô Ượt gạt nước mắt nói.

Cô giáo La Thị Ượt (bản Cánh, xã Tà Cạ) buồn bã bên căn nhà bị đổ sập hoàn toàn.

Còn ông Moong Như Bình (SN 1946, trú bản Bình Sơn 1, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn) đứng ngơ ngác trước hiện trường ngổn ngang do căn nhà bị lũ cuốn trôi. 7 nhân khẩu trong gia đình hiện đang phải ở nhờ nhà con gái ở gần đó.

“Chưa khi nào xảy ra trận lũ quét quá khủng khiếp như vậy. Nhà cửa không còn nữa, bà con chúng tôi mong muốn sớm được Nhà nước, các nhà hảo tâm hỗ trợ để sớm xây dựng lại nhà nơi mới để sinh sống, đảm bảo an toàn”, ông Bình chia sẻ.

7 người trong gia đình ông Moong Như Bình (trú bản Bình Sơn 1, xã Tà Cạ) phải ở nhờ nhà con gái do căn nhà bị cuốn trôi.

Bản Bình Sơn 1 (xã Tà Cạ) chủ yếu là người đồng bào dân tộc Khơ Mú, đa phần là hộ nghèo, đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Trận lũ quét kinh hoàng đã cuốn trôi, làm sập 8 căn nhà, hàng chục con người phải sống trong cảnh “màn trời, chiếu đất”.

Khẩn trương khắc phục, sớm ổn định đời sống dân sinh

Theo báo cáo của UBND huyện Kỳ Sơn, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 gây mưa lớn trên diện rộng, xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn khiến một bé gái 4 tháng tuổi trú bản Sơn Hà (xã Tà Cạ) bị lũ cuốn trôi, tử vong.

615 nhà bị thiệt hại, trong đó có 55 nhà bị thiệt hại hoàn toàn (xã Tà Cạ 54 nhà, thị trấn Mường Xén 1 nhà); 141 hộ bị ngập và hư hỏng nặng nhà cửa; hơn 260 nhà phải di dời khẩn cấp…

2 chiếc ô tô bị lũ cuốn trôi; 11 chiếc ô tô bị vùi lấp; 72 xe máy bị trôi, 172 chiếc bị vùi lấp gồm xe máy, xe máy điện và xe đạp. 378 chiếc tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy lọc nước, bếp ga… bị cuốn trôi, hư hỏng.

Bên cạnh đó, khoảng 10ha diện tích lúa rẫy của người dân các xã Keng Đu, Na Ngoi, Tây Sơn… và 42 ha diện tích lúa ruộng của xã Na Loi, Nậm Cắn, Phá Đánh, Tà Cạ bị thiệt hại.

Bản làng ở xã Tà Cạ hoang tàn, đổ nát, nhiều người dân vẫn phải chịu cảnh “màn trời, chiếu đất”.

Nhiều tuyến đường giao thông, trường học bị hư hỏng, sạt lở. Hàng loạt công trình nước sinh hoạt bị hư hỏng khiến 1.200 hộ dân vẫn đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Đặc biệt tuyến Quốc lộ 7A qua địa bàn thị trấn Mường Xén và xã Tà Cạ bị sạt lở với chiều dài 300m, bị đất đá bồi lấp; địa phận Nậm Cắn bị sạt lở ta luy dương 200m. 

Tuyến tỉnh lộ 543D Mường Xén – Ta Đo – Khe Kiền, đoạn tử cầu 8 vào bản Cánh bị sạt lở nhiều điểm. Tỉnh lộ này vẫn đang bị ách tắc cục bộ do điểm sạt lở tại bản Cánh (xã Tà Cạ) có khối lượng đất đá quá lớn, chưa thể khắc phục… Tổng ước tính thiệt hại gần 200 tỷ đồng. 

Trong những ngày qua, các lực lượng chức năng huyện Kỳ Sơn phối hợp với các đơn vị bên ngoài như Bộ Công an, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Nghệ An tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả mưa lũ; tích cực hỗ trợ nhân dân, các cơ quan, đơn vị tại khối 1 (thị trấn Mường Xén); bản Hòa Sơn, Sơn Hà, bản Cánh, Bình Sơn 1, Bình Sơn 2 (xã Tà Cạ) xúc bùn đất ra khỏi nhà, sớm ổn định đời sống và trở lại công việc.

Lực lượng vũ trang hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả.
Đơn vị thi công xúc đất đá, sạt lở trên quốc lộ 7A, đoạn qua thị trấn Mường Xén.

Ông Thò Bá Rê, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, đến ngày 9/10, địa phương đã tiếp nhận hàng hoá của trên 100 đoàn công tác gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp lên cứu trợ cho nhân dân, tổng số tiền mặt và quà quy ra tiền lên tới hàng chục tỷ đồng.

Thay mặt lãnh đạo địa phương, ông Rê xin gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng sẻ chia của các nhà hảo tâm, đơn vị, doanh nghiệp khắp mọi miền Tổ Quốc đã hướng về bà con nhân dân Kỳ Sơn, góp phần ổn định đời sống dân sinh, sớm khắc phục sự cố thiên tai.

Hàng trăm cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm chia sẻ khó khăn với bà con vùng lũ.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, chính quyền địa phương tiếp tục sơ tán người dân đến nơi an toàn, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại mưa lũ gây ra, thực hiện phương châm 4 tại chỗ.

Song song với việc khắc phục hậu quả, công tác an sinh xã hội, đặc biệt các hộ dân bị mất nhà, huyện đang gấp rút khảo sát vị trí tái định cư cho người dân bị thiệt hại và nằm trong khu vực nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất để đảm bảo an toàn lâu dài.

“UBND huyện cũng đã đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương, lập hồ sợ dự án tái định cư cho các hộ dân vùng lũ quét Tà Cạ, Sơn Hà…đến nơi ở mới an toàn với 200 hộ dân cư trên 10ha”, ông Rê cho biết thêm.

Việt Hòa

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !