Ngư dân Thanh Hóa khai thác trên Vịnh Bắc Bộ tuân thủ quy định ngư trường

Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá giúp ngư dân thuận lợi hơn trong việc vươn khơi khai thác thủy sản và liên lạc với đất liền.

Tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ có chiều dài bờ biển 102km, diện tích vùng biển 17.000km2. Khu vực ven biển có diện tích hơn 110ha ở 6 huyện, thị, thành phố như  Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, TP Sầm Sơn, Quảng Xương, TX Nghi Sơn.

Hiện nay tỉnh Thanh Hóa có 6.508 tàu cá (tính đến ngày 20/12), trong đó, hoạt động vùng bờ 4.367 chiếc (Lmax<12m), vùng lộng là 974 chiếc (Lmax từ 12m đến trên 15m), vùng khơi là 1.167 chiếc (Lmax>15m).

Do có nhiều tàu công suất lớn thu mua, khai thác thủy sản ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ nên việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) đối với các tàu có chiều dài từ 15m đến dưới 24m được coi là những giải pháp quan trọng nhằm nhanh chóng tháo gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) về thủy sản khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Việc lắp thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá giúp ngư dân thuận lợi hơn trong việc khai thác thủy sản.

Theo tìm hiểu của PV, tại nhiều cảng cá, eo trú bão có nhiều tàu cá lớn ở Thanh Hóa đang neo đậu thì tất cả các tàu cá đánh bắt xa bờ đều đã lắp thiết bị giám sát hành trình.

Ông Nguyễn Bá Trung (phường Quảng Cư, TP Sầm Sơn), chủ tàu cá có công suất 400CV cho biết, việc lắp thiết bị giám sát hành trình giúp chúng tôi thuận lợi hơn trong việc khai thác ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ mà không sợ vi phạm ngư trường cũng như liên hệ với đất liền được thuận tiện hơn.

“Trước đây chúng tôi có lần vượt qua ranh giới trên biển để đánh bắt mà không biết đã vi phạm, chỉ biết khi gặp lực lượng chức năng nước ngoài, họ vẫy cờ để chúng tôi quay lại vùng biển mình. Thế nhưng từ khi lắp thiết bị giám sát hành trình thì khi vượt qua khu vực đánh bắt chung, tín hiệu sẽ thông báo để chúng tôi quay lại, cơ quan chức năng cũng theo dõi được hành trình để xử phạt những tàu cá vi phạm nên chúng tôi không vượt sang vùng biển của nước ngoài nữa”, ông Trung cho biết thêm.

Tương tự ông Trung thì gia đình anh Ngô Văn Bảo (trú phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn) có tàu đánh cá 350CV đánh bắt trên ngư trường Vịnh Bắc Bộ cho biết: “Lắp thiết bị giám sát hành trình có cái thuận lợi hơn trước, khi vượt qua vị trí khai thác chung thì thiết bị sẽ phát ra thông báo về việc vi phạm ngư trường và yêu cầu quay trở lại nên chúng tôi cũng yên tâm hơn khi vươn khơi”.

Cũng theo anh Bảo thì từ khi có Luật Thủy sản và các quy định phòng chống khai thác IUU thì không còn tình trạng khai thác ngoài vùng và tận diệt nữa, chủ yếu các tàu công suất lớn đánh lưới ở khu vực Vịnh Bắc Bộ khai thác các loại cá ngừ đại dương, cá thu, bạc má...

Các tàu cá khi xuất cảng đều được kiểm tra trang thiết bị và giấy tờ.

Để đảm bảo công tác phòng chống khai thác IUU, các tàu cá khai thác tại khu vực Vịnh Bắc Bộ và vùng khai thác chung trên biển đã thực hiện đầy đủ các quy định cần thiết, được phổ biến kiến thức pháp luật cho cả chủ tàu, ngư dân.

Tại các cảng cá ở Thanh Hóa, tàu cá muốn xuất cảng ra khơi khai thác thì phải có đầy đủ các loại trang thiết bị, giấy tờ, thiết bị giám sát hành trình... và được các đơn vị quản lý cảng cá, lực lượng Biên phòng kiểm tra, đóng dấu mới được xuất cảng.

Ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Cảng cá Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) cho biết, trong năm 2022 cảng cá có khoảng 700 lượt tàu cá cập cảng, xuất bến vươn khơi đánh bắt thủy sản. Để chống khai thác IUU thì khi mỗi tàu cá xuất bến vươn khơi cần được kiểm tra hồ sơ, thủ tục, giấy tờ, giám sát hành trình. Trong đó, mỗi tàu cá cần có đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác, bằng thuyền trưởng, máy trưởng và đối với tàu cá trên 15m cần giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, trên tàu cá cần có trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa… Nếu thiếu một trong các thủ tục, giấy tờ, trang thiết bị nào thì sẽ không được xuất cảng.

Trần Nghị

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !