Ngộ độc thực phẩm, nỗi ám ảnh của những gia đình có trẻ nhỏ

Ngộ độc thực phẩm với học sinh luôn là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh. Đã có những cái chết tức tưởi của trẻ nhỏ vì ăn phải quả độc, thực phẩm không an toàn.

{keywords}

4 giờ sáng ngày 4/10, Khoa Cấp cứu Chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 8 trẻ (từ 9-13 tuổi ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) bị ngộ độc do ăn quả hồng trâu. 

Theo lời kể của các gia đình, trưa ngày 2/10, trên đường từ trường về nhà, một nhóm khoảng 16 em học sinh thấy quả dại trên đồi chín nên hái ăn. 

Khoảng 3 giờ sau ăn, trẻ xuất hiện tình trạng nôn, lơ mơ, mệt mỏi, choáng váng kèm đau bụng dữ dội. Sau khi theo dõi, thấy tình trạng của trẻ ngày càng nặng, tầm 20 giờ đến 22 giờ cùng ngày, 9 gia đình đưa con đến Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn để cấp cứu và được chẩn đoán trẻ bị ngộ độc quả hồng trâu.

Các bác sĩ tại Bệnh viện Huyện đã nhanh chóng xử trí bằng gây nôn, truyền dịch, lợi tiểu, nhuận tràng cho 9 trẻ. 

{keywords}

Tuy nhiên, 1 trẻ đã tử vong do diễn biến bệnh nhanh, nặng và cấp tính. Đêm ngày 3/10, 8 trẻ còn lại được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị. 

Đây không phải là trường hợp đầu tiên trẻ bị tử vong do bị ngộ độc thực phẩm. Trước đó, ngày 5/5, Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cũng tiếp nhận chữa trị 6 trẻ em từ 6-10 tuổi trong cùng gia đình ở thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu nghi do ngộ độc thức ăn. 

Trẻ nhập viện trong tình trạng nôn ói, tiêu chảy, thở mệt nên được chuyển vào khoa bệnh nặng – Hồi sức tích cực – chống độc của bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cấp cứu. Trong 6 em nhỏ thì có 2  bé là D.T.A và H.Đ đã bị nặng ngay khi nhập viện trong tình trạng cơn ngưng tim, sốc với các biểu hiện mạch nhẹ, huyết áp khó đo và thở chậm, co giật. 

Các bác sĩ phải đặt nội khí quản, cấp cứu cơn ngưng tim, ngưng thở rồi đưa vào lọc máu liên tục. Dù được cấp cứu tích cực nhưng bé là D.T.A vẫn tử vong vì tổn thương đa cơ quan như: tim, thần kinh. 

Theo người nhà của các bé, trước khi nhập viện cả 6 bé đều ăn bánh mì que có pate và chà bông ở một tiệm gần nhà, đến trưa thì ăn cơm nhà. Nhưng sau 15 phút ăn cơm trưa, lần lượt các bé bắt đầu có biểu hiện ói và xỉu nên gia đình đã sơ cứu ban đầu và đưa đến Trung tâm y tế huyện Vĩnh Cửu cấp cứu, rồi chuyển lên Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai tiếp tục chữa trị. 

{keywords}
{keywords}

Trẻ em bị ngộ độc thức ăn, ngộ độc thực phẩm nhẹ thường có biểu hiện: buồn nôn, đau bụng, nôn nhiều lần, tiêu chảy kèm theo sốt, khô môi, khát nước, thở nhanh, mệt lả… 

TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, tổng thư ký Hội dinh dưỡng và thực phẩm TP.HCM cho biết, có hai dạng ngộ độc chính là ngộ độc cấp tính (các dấu hiệu như: nôn, đi phân lỏng, nặng hơn là chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi…) và ngộ độc mãn tính triệu chứng không rõ ràng. 

Thông thường, nhiễm khuẩn gây ra ngộ độc cấp tính. Nặng hơn có thể gây nguy hiểm tính mạng, nhất là trẻ nhỏ càng nhỏ khả năng chóng chọi bệnh càng yếu. 

Trong khoảng thời gian từ 4-5 tiếng trở lại, phát hiện cho trẻ ói làm nhột vùng họng để trẻ ói ra, lưu ý không làm trầy cổ họng. 

Khi trẻ nôn, cần lưu ý tư thế cho trẻ nằm đầu thấp, nghiêng một bên. Tránh nằm ngửa vì nguy cơ hít vào phổi gây tắt nghẽn đường thở nguy hiểm tính mạng. Sau đó, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. 

Thông thường những trường hợp thấy trẻ có dấu hiệu đau bụng buồn nôn tiêu lỏng nên để cho trẻ nôn hết, không cho uống thuốc cầm ói hoặc trường hợp đi tiêu lỏng cũng không nên uống thuốc cầm tiêu. Vì khi ói và đi tiêu độc tố cũng theo các đường đó ra ngoài bớt. 

Đáng lưu ý, các triệu của ngộ độc thực phẩm thường rất nặng ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ bị mất nước, mất điện giải, trụy tim mạch rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên. 

Vì thế phải rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước mà biểu hiện rõ nhất là nôn nhiều trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, khô miệng, khô môi, mắt trũng, khát nước; mạch nhanh, thở nhanh, mệt lả, có thể co giật, nước tiểu ít, sẫm màu. 

{keywords}

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo nếu chẳng may con bạn bị ngộ độc thực phẩm, cha mẹ cần phải lưu ý những điểm sau: 

Khi trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa. Hết sức chú ý những lúc trẻ bị nôn và cả lúc đang ngủ. Bởi ở nhiều em bé đang ngủ thiếp đi vì quá mệt cũng bị nôn vọt, và nôn trong tư thế nằm như vậy rất nguy hiểm, có thể bị sặc lên mũi, xuống phổi. Khi nôn bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong. 

Ngay sau đó, cần phải bù nước cho trẻ bằng oresol. Bởi theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng,khi nôn, đi ngoài trẻ mất nước, rối loạn điện giải. Nếu không được bù nước, điện giải bằng oresol trẻ sẽ dần mệt lả, mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. 

Nhưng vị bác sĩ chuyên khoa nhi cũng lưu ý, việc pha oresol cũng phải theo đúng hướng dẫn, uống từ từ, ít một, không uống quá nhiều cùng một lúc. Nhiều trường hợp thấy con đi ngoài quá nhiều, lo sợ con mất nước, bố mẹ pha cốc oresol 200ml bắt con uống bằng hết khiến bé lại nôn vọt ra ngoài, không thể bù đắp nổi tình trạng thiếu nước. 

Đặc biệt, nếu uống oresol theo nguyên tắc ít một nhưng mỗi lần uống bé vẫn bị nôn, rồi tình trạng đi ngoài quá nhiều thì hãy nhanh chóng đưa con tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch. 

Ăn cháo loãng thịt nạc nấu với cà rốt (hoặc khoai tây, bí đỏ và một ít chuối xanh). Đây là những loại rau củ giúp tạo khuôn cho phân, giúp em bé đi ngoài phân đặc hơn, tình trạng mất nước đỡ trầm trọng hơn. 

Tuy nhiên, nếu bé quá mệt, không muốn ăn thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Thậm chí cả ngày không ăn nhưng được bù đủ nước, bù điện giải, bé cũng không quá mệt. 

“Khi trẻ bị đi ngoài vì ngộ độc thực phẩm, việc bù nước, bù điện giải là quan trọng nhất còn ăn uống chỉ là thứ yếu”, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng nói và nhấn mạnh, “cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy”.

Bởi tiêu chảy do nguyên nhân ngộ độc thức ăn, không quen thức ăn hoặc ăn cùng một lúc những món kỵ nhau… không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần nguồn thức ăn này được tống hết ra ngoài là bệnh sẽ khỏi. 

Trong nhiều trường hợp, uống thuốc cầm đi ngoài càng khiến vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn, khiến người bệnh đầy hơi, chướng bụng, đau bụng vô cùng khó chịu. 

{keywords}

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !