Ngân hàng xin lùi thời hạn chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip

Theo dự kiến của các ngân hàng, đến hết quý 4/2021, tiến độ chuyển đổi chỉ đạt khoảng 35%...

Theo Thông tư 41/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 28/12/2018, đến thời hạn ngày 31/12/2021, 100% thẻ nội địa đang lưu hành sẽ được chuyển sang thẻ chip cho khách hàng.

Ngay từ khi Thông tư trên được ban hành, các ngân hàng, NAPAS và các đơn vị có liên quan đã phối hợp chặt chẽ, tích cực để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi thẻ chip nội địa.

Tuy nhiên, tại một hội nghị do Chi Hội thẻ Ngân hàng (thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) tổ chức cuối tuần qua, đại diện NAPAS cho biết, đến hết quý 3/2021, toàn bộ việc chuyển đổi thẻ theo báo cáo của các ngân hàng mới chỉ đạt 25%, dự kiến của các tổ chức thành viên đến hết quý 4/2021 đạt 35%.

Chia sẻ về nguyên nhân của việc chậm chuyển đổi, đại diện Sacombank chia sẻ, với số lượng lên tới 6 triệu tài khoản thẻ, ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 như hiện nay.

"Dịch bệnh khiến ngân hàng không thể liên lạc được với khách hàng để thực hiện chuyển đổi. Thậm chí, nếu Ngân hàng Nhà nước sửa đổi quy định theo hướng, chuyển đổi thẻ của khách hàng có giao dịch trong khoảng 6 tháng trở lại đây thì Sacombank cũng chỉ thực hiện chuyển đổi được khoảng 70%", đại diện Sacombank than thở.

Nhìn chung, các thành viên của Chi Hội thẻ Ngân hàng đánh giá, việc chuyển đổi toàn bộ thẻ chip theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trước ngày 31/12/2021 là không khả thi. Trong đó, có 4 khó khăn khiến kết quả chuyển đổi thẻ chip nội địa chưa đạt theo yêu cầu.

Thứ nhất, chi phí liên quan đến quá trình chuyển đổi thẻ chip nội địa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là rất lớn, bao gồm: Chi phí trang bị ATM/POS mới, chi phí chỉnh sửa và nâng cấp hệ thống, thiết bị đầu cuối, thời gian, nguồn nhân lực trong quá trình chuyển đổi thẻ chip contactless và đặc biệt là chi phí mua sắm phôi thẻ (lên đến hàng trăm tỷ đồng) do giá phôi thẻ chip theo chuẩn VCCS cao hơn nhiều lần so với giá phôi thẻ từ.

Thứ hai, đối với những dòng thẻ như thẻ liên kết sinh viên có thiết kế hình ảnh thẻ đặc thù (có hình ảnh chủ thẻ phía truớc và các thông tin chi tiết về khóa học), thời hạn sử dụng ngắn (theo khóa học và ngắn hơn thời hạn thẻ chip) và các sản phẩm thẻ trả trước vô danh có phạm vi sử dụng hẹp tại đối tác liên kêt, việc chuyển đổi sử dụng phôi thẻ chip sẽ dẫn đến lãng phí.

Thứ ba, khái niệm thẻ chip nói chung, thẻ chip không tiếp xúc (Chip Contactless) nói riêng còn khá mới mẻ với người dân, hạ tầng thanh toán thẻ Contactless và mạng lưới chấp nhận thẻ chip nội địa nói chung còn hạn chế cũng cản trở và ảnh hưởng ít nhiều đến tiến độ, lộ trình chuyển đổi của các ngân hàng.

Thứ tư, áp lực hoàn thành chuyển đổi thẻ chip theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (31/12/2021) là rất lớn trong khi NAPAS đã ban hành quy định chuyển đổi trách nhiệm cho thẻ chip chuẩn VCCS nội địa.

Do đó, Chi Hội thẻ Ngân hàng đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét bỏ quy định việc hoàn thành chuyển đổi 100% chip nội địa trong năm 2021.

Thẻ ATM "đời cũ" sẽ bị vô hiệu hóa sau 31-12?

Thẻ ATM "đời cũ" sẽ bị vô hiệu hóa sau 31-12?

Theo lộ trình chuyển đổi sang thẻ chip, ngân hàng sẽ ngừng hỗ trợ với thẻ ATM công nghệ từ sau 31-12-2021. Người dùng loại thẻ này sẽ không được chấp nhận giao dịch tại tất cả điểm giao dịch trên toàn quốc.

Theo vneconomy.vn

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.

Loại côn trùng xấu xí là đặc sản lạ được săn lùng

Loại côn trùng này có vẻ ngoài xấu xí nhưng lại là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ngon nức tiếng. Dế cơm ngày nay thành đặc sản được săn lùng, muốn mua cũng khó vì vừa ngon vừa lạ, dù giá không hề rẻ.

Trồng 'cây làm giàu', người dân Thanh Hoá lâm cảnh nợ nần

Cây gai xanh hứa hẹn là loại cây mang lại thu nhập cao, từng được người dân ví von là 'cây làm giàu' nhưng vừa trồng đại trà được 3 năm nay thì người dân ở Thanh Hóa lâm cảnh nợ nần, đứng ngồi không yên.

Lý do dự báo giá vàng trong nước có thể tăng lên 77 triệu đồng/lượng

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nếu giá vàng thế giới lên mức 2.100 USD/ounce thì giá vàng trong nước có thể tăng lên mức 76-77 triệu đồng/lượng.

Tìm cách 'mở lại đường' để tôm hùm bông xuất khẩu vào Trung Quốc

Về lâu dài, người nuôi nên tham gia vào chuỗi liên kết sản phẩm tôm hùm chất lượng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc giúp nâng cao giá trị, giải quyết được vấn đề khi Trung Quốc ngưng nhập mặt hàng này.

Michelin Guide và sức mạnh của những ‘ngôi sao’

Nếu nhìn hành trình Michelin Guide đến Việt Nam như một giấc mơ đã thành hiện thực thì tiếp nối giấc mơ ấy, người làm ẩm thực tại Việt Nam đang đứng trước một hành trình còn dài hơn thế.

Tôm hùm bông đã ế ẩm, còn bị thương lái 'xù tiền'

Người dân lao đao khi tôm hùm bông trên các lồng bè ở vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) bị tồn vì giá rẻ, khó tiêu thụ. Họ còn bị khó đơn khó kép khi thương lái nợ tiền tỷ trong thời gian dài rồi biệt tăm.