Nạn buôn người' nở rộ ở Đông Nam Á

Bất chấp đại dịch COVID-19, hoạt động lừa đảo và nạn buôn người ở khu vực Đông Nam Á tiếp tục diễn biến phức tạp với những thủ đoạn hết sức tinh vi.

Những người nhẹ dạ cả tin rơi vào bẫy, được mua vé máy bay, nhưng khi đến quốc gia họ đã chọn thì bị tịch thu hộ chiếu. Sau đó, họ bị khống chế và phải thực hiện các trò lừa đảo, gian lận qua điện thoại hoặc trên mạng Internet. Những nạn nhân này bị bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần. Và chính các nạn nhân này còn bị dụ dỗ, ép buộc tìm thêm những người mới.

Tại Đông Nam Á, Thái Lan nổi lên không chỉ là trạm trung chuyển mà còn là nạn nhân của hoạt động buôn người. Đáng chú ý, từ đầu năm 2022 đến nay, có rất nhiều thông tin đề cập đến băng đảng lừa đảo qua điện thoại (truyền thông Thái Lan gọi là Call Center Gang) đã gây nguy hại lớn cho xã hội Thái Lan trong những năm gần đây.

Một tòa nhà tại Sihanoukville, Campuchia được cho là "đại bản doanh" hoạt động lừa đảo qua mạng và điện thoại.

Những năm trước đó, cộng đồng người Hoa ở Thái Lan thường là nạn nhân của lừa đảo qua điện thoại, các nhóm tội phạm thường mạo danh các cơ quan chính phủ như Đại sứ quán Trung Quốc để tiến hành đe dọa, lừa gạt, hoặc mượn danh nghĩa của các tổ chức tài chính hay cờ bạc trực tuyến sử dụng “miếng mồi thu nhập cao” để lôi kéo các nạn nhân tham gia vào các hoạt động “đầu cơ” hoặc “cờ bạc” rồi khiến họ bị mất trắng. Do hạn chế về ngôn ngữ nên lừa đảo qua điện thoại không lan rộng trong cộng đồng người Thái.

Tuy nhiên, ngày càng nhiều người Thái Lan đã trở thành nạn nhân của trò lừa đảo qua điện thoại, nhất là sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát khiến ngành du lịch và các ngành dịch vụ liên quan của Thái Lan hứng chịu tổn thất nặng nề, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và bất ổn xã hội âm ỉ.

Trong thời gian qua, lực lượng cảnh sát Thái Lan đã phối hợp với cảnh sát Campuchia, Myanmar, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc Đại lục đẩy mạnh tấn công các băng đảng tội phạm lừa đảo qua điện thoại, đánh bạc trực tuyến. Ngày 11-2-2022, trong một chiến dịch hành động chung, cảnh sát Thái Lan và Campuchia đã phối hợp bắt giữ một nhóm đối tượng 21 người Thái Lan nhưng do người Trung Quốc cầm đầu hoạt động lừa đảo qua điện thoại ở Campuchia. Nhóm đối tượng này sau đó đã bị phía Campuchia trục xuất về nước.

Trong 2 ngày 21, 22-8, Cảnh sát Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc) đã giải cứu thành công 16 người Đài Loan (Trung Quốc) bị mắc kẹt ở Campuchia và "khu Công viên KK" ơ Myanmar. Ngày 23-8, cảnh sát Thái Lan phát thông cáo báo chí cho biết: “Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo ở Campuchia có xu hướng bán lại nhân viên của họ cho các tổ chức lừa đảo khác hoặc chuyển cơ sở đến khu Công viên KK ở Myanmar. Thái Lan sẽ tăng cường lực lượng nhân viên điều tra đồn trú ở vùng biên giới giữa hai nước nhằm phong tỏa các tuyến đường vận chuyển của các nhóm buôn người và điều tra hành vi buôn người trái phép”.

Mới đây nhất, qua đơn thư tố giác từ ngày 23 đến 26-8-2022, các lực lượng chức năng Campuchia đã tiến hành giải cứu thành công 9 công dân Malaysia trong 4 vụ lừa đảo khác nhau, bắt giữ 8 nghi phạm người Trung Quốc, 1 nghi phạm người Malaysia, thu giữ nhiều tang vật như súng đạn, mã tấu, ô tô, tiền mặt...

Đầu năm 2022, Đại học Hoàng gia Thái Lan Suan Dusit (SDU) đã tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến đối với 1.221 người trên phạm vi khắp cả nước về hoạt động “lừa đảo qua điện thoại”, trong đó 21,02% cho biết đã trực tiếp bị lừa đảo qua điện thoại, 32,87% nắm bắt về việc lừa đảo qua điện thoại từ người thân bị lừa đảo hoặc các nạn nhân khác, 14,19% biết được tình hình lừa đảo qua điện thoại từ các phương tiện truyền thông, 86,9% cho rằng lừa đảo qua điện thoại gây nguy hại nghiêm trọng đối với xã hội và mong muốn chính phủ áp dụng các biện pháp mạnh để xóa bỏ tận gốc các tội phạm liên quan, trừng trị thích đáng các băng đảng tội phạm.

Cảnh sát Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam và Trung Quốc đã mở một chiến dịch triệt phá đường dây lừa đảo quy mô lớn liên quan đến nạn buôn người sang nhiều nước Đông Nam Á.

 NH

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !