Năm nay, nhiều ông Táo khó... lên trời vì bị "mắc cạn"

Sáng ngày 8/2 (23/12 âm lịch), nhiều người dân đi thả cá chép tiễn ông táo lên trời. Tại nhiều điểm thả, cá vẫn cứ ứ đọng lại ở trên bờ bên làn nước đục ngầu vì đầy bụi tro và chân hương.

Nhiều năm nay, địa điểm thả cá dưới chân cầu Long Biên được người dân lựa chọn để tiễn ông Táo lên trời.

Tục thả cá chép được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, đây là tục lệ cổ truyền lâu đời của người Việt Nam. Ở địa điểm dưới chân cầu Long Biên, người dân không chỉ thả cá mà còn thả cả chân hương, tro hóa vàng... xuống dòng nước.


Chị Hoa (Long Biên, Hà Nội) đọc văn khấn ông Táo trước khi thả cá chép bên rìa sông.

Những chú cá chép vàng, đỏ vốn quen với mực nước nông nên khi được thả ra sông chỉ bơi luẩn quẩn, mắc cạn gần bờ, ở ngay bên trên là đầy rẫy những tàn tro hóa vàng, chân hương.

Bà Yến, lựa chọn loại cá chép đen. Theo bà Yến, thả cá chép đen mới đúng là truyền thống của người Việt xưa, hơn nữa cá chép đen có sức sống tốt hơn, khỏe mạnh hơn, quen với mực nước sâu nên khi thả là cá bơi đi, lặn luôn xuống chứ không bơi cạn gần bờ như cá chép đỏ. Sở dĩ ngày nay người dân chuộng cá chép đỏ vàng bởi màu sắc đẹp.

Để giải thoát "ông Táo" khỏi mắc cạn, nhiều người phải ném "ông Táo" ra xa khỏi làn nước tro đen đặc.

Ngoài chân hương hay tàn tro, nhiều người còn đem cả bàn thờ thả xuống sông.

Ngay dưới chân cầu, các bạn trẻ trong đội tình nguyện cá chép với khẩu hiệu "Thả cá đừng thả túi nilon" túc trực để thu dọn rác khó phân hủy như túi nilon, gỗ, bàn thờ, ấm chén...

Những loại rác khó phân hủy này sẽ được mang đi tiêu hủy.

Bạn Phạm Thanh Lan cho biết, nhóm của Lan túc trực ở đây từ 7h sáng nhưng đến khoảng gần trưa mới là thời gian nhiều người đi thả cá, hóa vàng.

Hoàng Thu Hương (THPT Nguyễn Gia Thiều) cho biết thêm, năm nay người dân có ý thức nhiều hơn, tuy vẫn còn người ném theo cả túi nilon nhưng số lượng người làm như vậy đã giảm hẳn. Thay vào đó, người dân xuống tận sông tự tay thả cá, hoặc những ai không xuống thì nhờ các bạn mang xuống sông thả hộ

Những chú cá trong thùng nhựa được đưa xuống gần mặt nước mới thả.

Các bạn trẻ cầm khẩu hiệu đứng dọc cầu Long Biên nhắc nhở người dân không thả túi nilon theo cá xuống nước.

Càng về trưa, lượng người đổ về khu vực cầu Long Biên tiễn ông Táo lên trời càng đông.


Huy Phạm

Tuyên Quang: Tài xế tố bị giữ xe, đòi tiền chuộc 500 triệu đồng

Một vụ việc có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản và chiếm giữ phương tiện trái pháp luật đang gây bức xúc trong giới vận tải.

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Đang cập nhật dữ liệu !