Mộc Châu đẩy mạnh nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm
Nhiều năm qua, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La tập trung phát triển cho nông nghiệp hữu cơ, loại bỏ hẳn thực phẩm bẩn ra khỏi thị trường nông sản.
Ông Trần Xuân Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mộc Châu, cho biết nông nghiệp hữu cơ được hiểu là sản xuất nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng của cây trồng và các chất phụ gia trong thức ăn chăn nuôi.
Nói cách khác, đây là hình thức phát triển nông nghiệp hướng đến sự an toàn, vì sức khỏe con người và sự ổn định của môi trường sinh thái.
Cũng theo ông Thành, để sản xuất nông nghiệp hữu cơ, cần phải tuân thủ các quy định, như: Không sản xuất hữu cơ xen lẫn với sản xuất thông thường và vùng đang chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ; không sử dụng các loại giống cây chuyển đổi gen; không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học, các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng, các loại phân bón tổng hợp... Mà chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ, phòng trừ dịch hại bằng cách tiêu diệt thủ công hoặc thuốc sinh học.
Để làm được điều đó thì quan trọng nhất là phải giúp người nông dân thay đổi nhận thức; thay đổi tư duy và cách làm nông nghiệp.
Những năm qua huyện Mộc Châu đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ; nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ công (khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm, cảnh báo môi trường).
Huyện tập trung xây dựng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tăng cường và mở rộng hợp tác với các địa phương trong nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu lớn gắn với chỉ dẫn địa lý, quảng bá sản phẩm nông sản hữu cơ; nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình thuỷ lợi hiện có…
Huyện Mộc Châu luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người sản xuất, giúp họ hiểu được nhiều lợi ích của việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đó là bảo đảm sức khoẻ cho người trực tiếp sản xuất, bảo vệ môi trường và tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng; đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, kéo dài tuổi thọ cho cây trồng, phát triển bền vững, giúp người dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.
Các địa phương trong huyện thường xuyên tuyên truyền người dân ứng dụng công nghệ sinh học, vi sinh trong nông nghiệp; khuyến khích nông dân thay đổi tập quán canh tác, sử dụng phân phân bón hữu cơ vi sinh thay thế cho phân bón vô cơ như hiện nay.
Dưới đây là chùm ảnh trồng dâu tây theo hướng hữu cơ ở Mộc Châu, Sơn La.
Các hộ gia đình đều trồng dâu tây theo tiêu chuẩn hữu cơ. |
Không sử dụng phân vô cơ và thuốc trừ sâu. |
Bón phân sinh học từ khi làm đất. |
Dâu thu hoạch đều đảm bảo an toàn thực phẩm. |
Dâu tây Mộc Châu được xuất đi bán ở các tỉnh trong miền Bắc. |
Du khách mua dâu tây tại Mộc Châu. |
Khánh Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.