Luật Phòng chống rửa tiền: Cần rà soát để tương thích với hệ thống pháp luật hiện hành

Rà soát kỹ lưỡng các các nội dung của dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) với hệ thống pháp luật hiện hành. Đó là ý kiến của các Đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận tại hội trường về dự án luật.

Cơ bản đồng tình với nhiều nội dung của dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), tuy nhiên theo Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh – Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam,  Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa - Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) cần bổ sung quy định về pháp nhân để đảm bảo thống nhất với Bộ Luật dân sự năm 2015.

Cụ thể, về tổ chức phi lợi nhuận được quy định trong dự thảo, Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh đề nghị cần xem xét sửa đổi thành pháp nhân phi thương mại, vì luật cần phải quy định về pháp nhân thay cho tổ chức. Việc này là để đảm bảo sự thống nhất với quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 76 về pháp nhân phi thương mại được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.

Đóng góp ý kiến về quy định giao dịch có giá trị lớn tại khoản 5 Điều 3 của dự thảo, Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh đề nghị nên quy định cụ thể mức này trong luật để dễ theo dõi thực hiện và bảo đảm giá trị pháp lý. 

Hiện nay mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 300 triệu đồng theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 20 ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. Vì vậy, có thể xem xét tăng lên đối với mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo, có thể là mức 500 triệu đồng.”, Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh nêu ý kiến.

Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh – Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam,  Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa.

Về việc thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh, hoặc tài khoản sử dụng tên giả, Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh nêu rõ, tài khoản vô danh, nặc danh và mạo danh trong lĩnh vực ngân hàng, điện thoại di động và mạng xã hội là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay, tiếp tay cho hoạt động gian lận, lừa đảo xảy ra ngang nhiên, phổ biến, rất khó phát hiện ngăn chặn và điều tra, xử lý trong thời gian vừa qua.

Do đó, Luật sư Thịnh đề nghị luật này cùng với các luật liên quan cần có các quy định nhằm ngăn chặn việc lừa đảo ngang nhiên chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng.

Liên quan đến yêu cầu rà soát kỹ lưỡng các nội dung của dự thảo với hệ thống pháp luật hiện hành, Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) nêu một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa để bảo đảm phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về một số nguyên tắc khi soạn thảo, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và bảo đảm tính phù hợp, thống nhất, khả thi của luật này trong hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan.

Theo đó, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà đề nghị tiếp tục rà soát thật kỹ lưỡng, đầy đủ, toàn diện, thận trọng các nội dung tại dự thảo luật với các bộ luật luật hiện hành như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Công chứng, Luật Luật sư… và kể cả dự thảo Luật Giao dịch điện tử đang được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4,để bảo đảm tính hợp pháp, thống nhất, khả thi của luật trong hệ thống pháp luật.

Nghiên cứu báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật và cam kết quốc tế có liên quan đến dự án luật này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà cho rằng, báo cáo chủ yếu liệt kê tên nội dung các điều luật có liên quan, mà chưa thực sự tập trung phân tích, đánh giá về tính đồng bộ, thống nhất, khả thi giữa các quy định trong dự thảo luật với các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật hiện hành.

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà cũng cho rằng, dự thảo luật còn có khá nhiều nội dung quy định chưa rõ ràng, chưa minh bạch, còn mang nặng tính định tính. 

Điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng quy định của luật sẽ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, lúng túng, không thống nhất cho quá trình áp dụng và thiếu tính khả thi trong thực tiễn thi hành.”, Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà phân tích. 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phải bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật. Khoản 1, Điều 8 luật này cũng đã quy định rất rõ ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông phải diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.

Tuy nhiên, trong dự thảo luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) còn khác rất nhiều quy định chưa bảo đảm quy định nêu trên. Đơn cử như quy định về các dấu hiệu đáng ngờ, cơ bản trong từng lĩnh vực cụ thể từ 27 đến Điều 33 dự thảo luật.

Theo quy định của dự thảo, khối lượng báo cáo là tương đối lớn, trong khi các điều này quy định về dấu hiệu đáng ngờ theo các lĩnh vực cụ thể như ngân hàng, kinh doanh, bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, trò chơi có thưởng, bất động sản, chuyển tiền điện tử. Đây là những lĩnh vực có khả năng cao xuất hiện các giao dịch đáng ngờ mà đối tượng phải báo cáo.

Tuy nhiên, phần lớn các quy định về dấu hiệu đáng ngờ còn mang tính định tính, chưa thật sự rõ ràng, rất khó để xác định dấu hiệu đáng ngờ. 

“Lấy ví dụ như khách hàng thuyết phục đối tượng báo cáo, không báo cáo giao dịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, Điều 27; hay tỷ lệ chiết khấu với giá trị cao hơn so với bình thường tại khoản 2, Điều 28; thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng xin vay vốn không đầy đủ, không chính xác tại khoản 12, Điều 28; khách hàng không quan tâm đến giá bất động sản giao dịch phải trả tại khoản 3, Điều 33…”, Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà cho hay.

Ngân Giang

Luật sửa đổi dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết

Theo luật sư, Luật sửa đổi, bổ sung một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ… Luật đã sửa đổi theo hướng tách các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ trong từng lĩnh vực thành các điều riêng...

Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi bám sát với chủ trương của nhà nước

Về cơ bản luật sư tán thành và đánh giá cao Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi. Vì Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Phòng, chống rửa tiền xuyên quốc gia: Bảo đảm nguyên tắc "có đi có lại", cùng có lợi

Dựa vào điểm mới này, có thể thấy rõ sự cần thiết trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin giữa Việt Nam và quốc tế rất quan trọng. Thể hiện rõ sự hợp tác chặt chẽ, có lợi cho các bên trong việc phòng, chống rửa tiền.

Luật phòng, chống rửa tiền quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng khách hàng

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã quy định cụ thể chi tiết về thông tin của khách hàng một cách cặn kẽ và rõ ràng. Phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định liên quan đến cư trú, quốc tịch…

Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022: Kiểm soát các trung gian thanh toán là cần thiết

Trong một thập kỷ vừa qua, thực tiễn đã ghi nhận rằng các hình thức thanh toán qua trung gian tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, tiềm ẩn khả năng rất lớn cho tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền và khẩn thiết phải có các quy định điều chỉnh

Vì sao Luật phòng chống rửa tiền phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro?

Theo luật sư, việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro sẽ giúp cho người dân nhận biết cá nhân mình đang ở mức độ rủi ro như thế nào để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục rủi ro về rửa tiền…

Nỗ lực phòng, chống rửa tiền ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ

Những tác động tiêu cực của nạn rửa tiền không chỉ xảy đến đối với nền kinh tế quốc gia, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là lý do khiến nỗ lực phòng, chống rửa tiền quy mô toàn cầu ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Vai trò của các tổ chức tài chính trong hoạt động PCRT động vật hoang dã

Tổ chức tài chính là một kênh phổ biến được sử dụng để rửa tiền từ các khoản thu trái phép buôn bán động vật hoang dã.

Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền trong Luật mới

Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung một số hoạt động có tiềm ẩn rủi ro như cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ tài sản ảo, hoạt động dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: Giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung nhiều nội dung mới so với luật cũ, trong đó có sửa đổi các dấu hiệu để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đang cập nhật dữ liệu !