Kiểm soát chặt chẽ bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục
Những ca trẻ em bị ngộ độc thực phẩm gần đây khiến không ít cha mẹ lo lắng. Năm học mới bắt đầu, làm sao để trẻ có những bữa ăn an toàn nhất, ở cả trường học và trong gia đình?
Khi năm học 2020 - 2021 vừa mới bắt đầu được ít ngày, không ít phụ huynh tại Hà Nội và TP.HCM vô cùng lo lắng khi con mình về nhà có các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài… sau khi ăn bán trú tại trường.
Theo bà Nguyễn Thị Tám, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh, trên địa bàn đã xảy ra hiện tượng nhiều học sinh tại hai trường tiểu học Tiên Dương (22 em) và tiểu học Lê Hữu Tựu (11 em) có biểu hiện nghi do ngộ độc thực phẩm, một số em phải nhập viện điều trị.
Ngay sau khi nắm bắt thông tin, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh. Huyện đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, liên hệ với Bệnh viện Bắc Thăng Long tiếp nhận, điều trị cho các em học sinh. Đồng thời, tiến hành kiểm tra, lấy mẫu thực phẩm tại các trường này và tạm đình chỉ hoạt động của các bếp ăn.
Theo ghi nhận, vào trưa 10-9, tại trường tiểu học Lê Hữu Tựu tổ chức cho 948 học sinh ăn bán trú. Thực đơn gồm các món: đậu sốt cà chua, canh rau cải, giò rán rim mắm, su su xào cà rốt và cơm trắng do hộ kinh doanh Lê Tuấn Mạnh nấu tại trường. Vào buổi học sáng 11-9 có 16 học sinh nghỉ học với nhiều lý do. Trong đó 11 em có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đi ngoài 2 - 3 lần; 1 em kèm theo sốt nhẹ, được điều trị tại nhà. Trung tâm y tế huyện Đông Anh đã lấy 7 mẫu thực phẩm trong bữa ăn nói trên để xét nghiệm.
An toàn thực phẩm là vấn đề được nhiều người quan tâm |
Rồi trưa 9/9, Trường Tiểu học Tiên Dương (huyện Đông Anh - Hà Nội) tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh gồm: Thịt kho tàu và trứng chim cút, su su xào, canh rau ngót, cơm trắng. Đến 15h cùng ngày có thêm bữa phụ là sữa học đường. Ngay buổi chiều hôm đó, 48 học sinh đã có triệu chứng ngộ độc thực phẩm, một số em phải nhập viện cấp cứu.
Rồi vụ việc hàng loạt học sinh TPHCM phải nhập viện sau khi ăn tại trường ngay những tuần đầu năm học mới cho thấy khâu quản lý thực phẩm còn lỏng lẻo. Theo đó, trong bữa ăn trưa vào ngày 11.9, học sinh Tiểu học Bình Trưng Đông (Quận 2, TPHCM) ăn bánh canh tôm thịt và bữa xế chiều ăn bánh su kem.
Hôm sau, có 8 em nhập viện với các biểu hiện nôn ói, đau bụng, sốt. Tới sáng 13.9, Bệnh viện Quận 2 tiếp nhận khám khoảng 20 học sinh có cùng biểu hiện như trên. Đến sáng 14.9 có tổng cộng 50 học sinh, 1 giáo viên, 1 bảo mẫu đang được kiểm tra, theo dõi sức khoẻ tại Bệnh viện Quận 2 và Bệnh viện Nhi đồng 2.
Bác sĩ Trần Văn Khanh (Giám đốc bệnh viện Quận 2) cho biết, sức khoẻ các học sinh đều tiến triển tốt, tinh thần được động viên. Bệnh viện sẽ tiếp tục tăng cường tâm lý trị liệu, phối hợp cùng các đơn vị liên quan để nhanh chóng điều trị cho các em. Trong thời gian gần 1-2 ngày tới, sẽ có nhiều em xuất viện và có thể đến trường trở lại.
Trước những bất an về chất lượng bữa ăn học đường, ông Nguyễn Thanh Đề - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GDĐT) cho biết, ngay trước thềm năm học mới, bộ đã có nhiều công văn chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương trong việc giáo dục, hướng dẫn trẻ em, học sinh thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm. Đồng thời yêu cầu các nhà trường kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.
Tuy nhiên, nhiều vụ việc ngộ độc đã xảy ra, liên quan đến bữa ăn của trẻ ở trường. Nó cho thấy việc kiểm tra, giám sát bữa ăn học đường ở nhiều nơi vẫn mang tính hình thức, thiếu khách quan, nguồn gốc, chất lượng thực phẩm chưa đảm bảo.
Để bảo vệ con em mình, hiện phụ huynh ở nhiều cơ sở giáo dục đã trực tiếp tham gia vào việc giám sát, quản lý bếp ăn. Đây là việc làm cần thiết, tăng thêm lực lượng ngăn chặn thực phẩm không bảo đảm an toàn tuồn vào trường học.
Hoàng Thanh
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.