Ăn hải sản xong tê lưỡi, họng cần nghĩ ngay tới điều này

Theo TS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, hàng năm bệnh viện tiếp nhận hàng trăm ca ngộ độc hải sản trong đó bao gồm cả ốc. 

Bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống, chúng ta không thể phát hiện trong một số loại hải sản có chất gây ngộ độc hay không, vì vậy với các loại hải sản này bạn cần biết và tránh ăn.

Vào khoảng 9 giờ ngày 11/9, 3 ngư dân ở huyện Vạn Ninh gồm: N. V. T. (23 tuổi); H. V. N. (21 tuổi) và T. Q. T. (22 tuổi) trong quá trình đi đánh bắt cá tại địa phương có lặn bắt được một túi ốc biển không rõ loại. Sau đó, nhóm trên có cho người quen một ít, số còn lại 3 ngư dân hấp ăn vào 16h cùng ngày.

Sau đó cả 3 người ăn xong thì xuất hiện các triệu chứng: Tê môi, tê tay, tê chân, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu. Đến 19h, ngư dân N. V. T. có triệu chứng trở nặng, được người dân đưa vào xã Vạn Thạnh và cấp cứu tại phòng khám Đa khoa khu vực Tu Bông. Tại đây, xác định bệnh nhân đã tử vong trước đó.

Hai bệnh nhân còn lại được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh và sau đó chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Sau khi được điều trị tích cực, hiện tại 2 bệnh nhân đã ổn định.

{keywords}
Ăn hải sản xong tê lưỡi, họng cần nghĩ ngay tới điều này. Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, gần như mỗi năm đều có vài trường hợp tử vong vì ngộ độc sau khi ăn ốc lạ.

Hải sản bao gồm tất cả các sinh vật sống ở dưới nước có thể làm thực phẩm như tôm, cá, ốc, mực... Có 3 loại ngộ độc chính của hải sản bao gồm: ngộ độc ciguatera, ngộ độc scombroid, động vật có vỏ ngộ độc.

TS Lê Quốc Hùng – Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, ngộ độc ốc biển hay các hải sản biển là bệnh lý hay gặp do ăn hải sản. Hàng năm tùy theo mùa có thể tiếp nhận cả trăm ca.

Trong ngộ độc các loại hải sản đặc biệt là ốc hay gặp ngộ độc độc tố Tetrodotoxin, ngộ độc scombroid.

TS Hùng cho biết người bệnh sẽ có triệu chứng tê môi, dị cảm vùng môi, hầu họng và biến chứng với các cấp độ khác nhau:

Cấp độ 1 tê môi, tê miệng vùng hầu họng

Cấp độ 2 nói khó, nuốt vướng

Cấp độ 3 thấy khó thở, co giật

Cấp độ 4 tê phù toàn bộ hầu họng, phù nề và bệnh nhân liệt cơ nhanh, trong đó nguy hiểm nhất là liệt cơ hô hấp nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Các độc chất này không bị phá hủy do nhiệt nên quan trọng nhất những loại ốc lạ, các sản phẩm lạ không biết thì không nên ăn.

Lưu ý là độc tố trong hải sản ít khi được loại bỏ bằng cách làm đông lạnh. Vì vậy để phòng ngộ độc hải sản người dân không nên ăn các loại hải sản sống ở vùng nước bị nghi ô nhiễm.

Không ăn đầu, trứng, gan cá sống ở vùng biển nước ấm vì chất độc ciguatera thường tập trung ở những bộ phận này.

Histamin không bị tiêu diệt khi nấu. Cách tốt nhất để duy trì hàm lượng histamin trong cá thấp nhất là để nó trong tủ lạnh (dưới 5 ° C); khi cá bị ươn, hoặc để ngoài trời nóng quá lâu sau khi đánh bắt sẽ làm tăng hàm lượng histamin trong cá rất có hại cho sức khỏe. Không ăn tái, gỏi từ hải sản bởi vì các loại vi khuẩn rất dễ phát triển trong hải sản. Hãy từ bỏ thói quen ăn gỏi hải sản và các loại thức ăn sống khác để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bệnh tiêu chảy cấp. Cần nấu chín hải sản trước khi ăn.

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ bị ngộ độc cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Theo Viện Hải dương học, hiện trên vùng biển Việt Nam có tới 39 loài hải sản mang nhiều độc tố gây chết người. Trong đó có 22 loài cá, 1 loài mực tuộc, 2 loài ốc, 3 loài cua, 1 loài sam và 10 loài rắn biển. Ngoài ra còn có 2 loài cá nóc nước ngọt nên tổng cộng là 41 loài sinh vật độc.

 K.C

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !