Không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết, sản phẩm của lợn bệnh
Trước tình hình dịch bệnh trên gia cầm, gia súc phức tạp, Chi cục thú y tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo người chăn nuôi các biện pháp an toàn sinh học chăn nuôi và tuyệt đối không giết mổ gia súc, gia cầm bệnh.
Theo Chi cục thú y tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm 2021 đến nay, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh diễn biến khá phức tạp. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm như: Lở mồm long móng, cúm gia cầm, dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục, dại… xuất hiện ngay từ đầu năm, gia tăng so với cùng kỳ, đặc biệt đã xuất hiện subtype cúm gia cầm H5N8.
Đến nay, ghi nhận 95 ổ dịch (09 ổ dịch cúm gia cầm, 02 ổ dịch lở mồm long móng, 39 ổ dịch tả lợn Châu Phi, 41 ổ dịch viêm da nổi cục, 04 ổ dịch bệnh dại) cao hơn 3,3 lần so với cùng kỳ 9 tháng năm 2020.
Hiện nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang có dấu hiệu quay trở lại, phát sinh tại nhiều địa phương trong tỉnh. Tính từ ngày 01/9/2021 đến ngày 11/10/2021, đã phát sinh ổ dịch mới tại 34 hộ/19 thôn, khu/11 xã, phường tại 07 địa phương: Ba Chẽ Uông Bí, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, Móng Cái và Hạ Long. Tổng số lợn mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 252 con, trọng lượng tiêu hủy 15.234 kg.
Nhận định từ nay đến Tết Nguyên đán, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nhu cầu vận chuyển, giết mổ động vật tăng cao, chăn nuôi nông hộ chiếm tỷ lệ cao (39.848 cơ sở/tổng số 41.092 cơ sở), chiếm trên 70% tổng đàn vật nuôi của tỉnh, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh và lây lan.
Ảnh minh hoạ. |
Đề phòng bệnh Dịch tả lợn Châu phi cho đàn lợn, biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học hay còn gọi là đóng kín chuồng nuôi, không cho vật nuôi tiếp xúc với các nguy cơ có thể lây nhiễm mầm bệnh.
Chi cục chăn nuôi và Thú y khuyến cáo người chăn nuôi tổ chức chăn nuôi lợn đảm bảo an toàn sinh học, kiểm soát các mối nguy làm lây nhiễm mẫm bệnh vào chuồng trại chăn nuôi:
Đối với các gia trại, chăn nuôi nông hộ: thường xuyên vệ sinh tiêu độc, phun thuốc sát trùng chuồng nuôi (02 ngày/lần) bằng các hóa chất mạnh Vikon, Hanlusap,… rắc vôi bột quanh chuồng nuôi, làm hố, chậu sát trùng tại cửa ra vào chuồng; tiêu diệt chuột, các loài ngặm nhấm;
Mua con giống có nguồn gốc rõ ràng; không tham gia hoạt động mua bán, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn bệnh, nghị mắc bệnh; không sử dụng thức ăn thừa từ các nhà hàng, bếp ăn công nghiệp, thức ăn tận dụng chưa qua xử lý nhiệt làm thức ăn cho lợn;
Không cho thương lái, người bán cám, bán thuốc thú y vào chuồng khi chưa thực hiện sát trùng; các phương tiện vận chuyển ra vào và dụng cụ chăn nuôi, quần áo, ủng,.. đều phải được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng tiêu độc trước khi vào và ra chuồng trại chăn nuôi.
Đối với trang trại chăn nuôi quy mô trang trại:
Thực hiện sát trùng phương tiện vận chuyển thức ăn chăn nuôi, xe mua bán lợn ra vào trại 02 lần (rửa sạch, vệ sinh, phun sát trùng lần 01 cách trại từ 500m - 01 km; khi đến cổng trại thực hiện rửa, vệ sinh và phun sát trùng lần 02 trước khi vào chuồng trại chăn nuôi,… đồng thời, các phương tiện trước khi ra khỏi trại chăn nuôi thực hiện vệ sinh, tiêu độc và phun sát trùng;
Nghiêm việc cấm trại đối với tất cả cán bộ, công nhân của trại (trước khi ra, vào trại đều phải cách ly và tắm, thay đồ dùng, sát trùng tiêu độc);
Không mua thịt lợn từ bên ngoài vào trong bếp ăn của trại chăn nuôi; Có các biện pháp tiêu diệt chuột, các loài ngặm nhấm; mua con giống có nguồn gốc rõ ràng; không tham gia hoạt động mua bán, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn bệnh, nghị mắc bệnh; không cho thương lái, người bán cám, bán thuốc thú y vào khu vực trại chăn nuôi;
Thực hiện việc sát khuẩn chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện trong trại bằng các hóa chất có hoạt tính mạnh nhằm tiêu diệt mầm bệnh phát sinh trong quá trình chăn nuôi.
Khi phát hiện gia súc, gia cầm bị bệnh, nghị mắc bệnh phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y để lấy mẫu xác định nguyên nhân gây bệnh; thực hiện tốt nguyên tắc “5 Không” theo đúng quy định Luật Thú y
- Không giấu dịch
- Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, chết, sản phẩm của lợn bệnh;
- Không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết, sản phẩm của lợn bệnh;
- Không vứt xác lợn bệnh, lợn chết ra ngoài môi trường;
- Không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt.
K.Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.