Khối bã 'mắc kẹt' trong ruột non bé gái, bác sĩ cảnh báo thói quen dễ mắc bệnh khá phổ biến

Không thể cắt nhỏ khối bã thức ăn thành những mảnh nhỏ qua nội soi rồi lấy ra ngoài hoặc để trôi theo đường tiêu hóa ra ngoài một cách tự nhiên thông thường, các bác sĩ đã phải mổ mở cấp cứu cho bệnh nhân.

{keywords}
Mít cũng là loại quả dễ gây tắc ruột (ảnh minh hoạ)


Buộc phải mổ mở cấp cứu lấy khối bã “kẹt” trong ruột non

Khoa Ngoại & Chuyên khoa, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa phẫu thuật cấp cứu cho trường hợp bệnh nhi Bùi Thị V.A (6 tuổi, tại Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).

Trẻ nhập viện trong tình trạng khoảng 5 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân có biểu hiện chướng hơi, bí trung đại tiện, đau bụng, nôn... 

Kết quả khám lâm sàng và chụp CT ổ bụng cho thấy hình ảnh các quai ruột phía trên hồi tràng giãn nhẹ đường kính lớn nhất 33mm, thành dày ngấm thuốc đều. Trong lòng chứa dịch và tổ chức tăng tỉ trọng (dạng bã thức ăn) trên đoạn dài 20mm. Đoạn ruột phía sau xẹp, giữa các quai ruột có ít dịch tự do, dịch đồng nhất...

Trẻ được chỉ định nhập viện điều trị nội khoa. Sau điều trị nội khoa 1 ngày trẻ xuất hiện cơn đau bụng dữ dội trội lên từng cơn và buồn nôn, không nôn được...

Qua hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị tắc ruột do bã thức ăn và chỉ định chuyển phòng mổ cấp cứu điều trị tắc ruột cho trẻ.

Kíp mổ đã phải tiến hành đặt 2 Trocar quan sát thấy ổ bụng có nhiều dịch xuất tiết vàng trong, đoạn ruột non đoạn hồi tràng cách góc hồi - manh tràng ~ 80 cm, trong lòng có khối dị vật KT~ 3.5x 16 cm, mật độ chắc gây tắc ruột. Các quai quai ruột trên giãn lớn.

Phẫu thuật viên đã xử trí bằng cách bóp nhỏ bã thức ăn, tuồn dịch và các bã thức ăn trên chỗ tắc xuống đại tràng, tuy nhiên không có khả năng đẩy khối dị vật xuống đại tràng. Trước tình thế nguy cấp, bệnh nhi được chỉ định mổ mở lấy khối bã thức ăn.

Đây là trường tắc ruột khá nguy hiểm. Bởi thông thường sau khi chụp CT bác sĩ có thể quan sát rõ ràng, cắt nhỏ khối bã thức ăn thành những mảnh nhỏ qua nội soi sau đó bã thức ăn sẽ được lấy ra ngoài hoặc để trôi theo đường tiêu hóa ra ngoài một cách tự nhiên.

Nhưng với trường hợp bệnh nhi V. A thì không thể thực hiện được theo cách này mà phải mổ mở cấp cứu để lấy khối bã ra. Hiện tại sức khỏe bệnh nhi ổn định, đang được theo dõi tại Khoa Ngoại & Chuyên khoa.

Được biết tình trạng tắc ruột do thức ăn không phải hiếm gặp, tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cũng từng tiếp nhận xử lý nhiều ca tắc ruột do bã thức ăn bị “kẹt” lại trong dạ dày, hành tá tràng đặc biệt trong  ruột non. Theo đó, chỉ trong trung tuần tháng 11/2020, Khoa Ngoại tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho trên 4 ca bệnh bị tắc ruột do khối bã thức ăn.

Nguy cơ tử vong

Bác sĩ Hoàn Văn Quỳnh, Khoa Ngoại & Chuyên khoa, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cảnh báo, tình trạng tắc ruột nếu không được phát hiện và phẫu thuật sớm dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc, hoại tử ruột, suy đa tạng rất cao, thậm chí gây tử vong.

Bổ sung thêm về hiện tượng hay gặp trong cuộc sống này, theo TS. BS Nguyễn Đình Hòa, BV Việt Đức, tắc ruột non là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Bã thức ăn (bezoars) là một trong những nguyên nhân hiếm gặp gây tắc ruột non.

Bã thức ăn là một khối thức ăn không tiêu, tùy theo thành phần của nó, người ta chia thành nhiều loại như: bã thức ăn thực vật (phytobezoars), khối bã thức ăn động vật (lactobezoars), khối  lông  tóc  (trichobezoars) hoặc khối hỗn hợp nhiều loại.

Loại thường gặp nhất là khối bã thức ăn thực vật. Khối bã thức ăn thực vật được hình thành ở dạ dày và di chuyển xuống ruột non khi dạ dày không còn toàn vẹn sau nhiều phẫu thuật khác nhau như: cắt dạ dày, cắt dây X, nối vị tràng…

Những người dễ bị tắc ruột do bã thức ăn là: người già răng rụng (làm giảm sức nhai), người đã phẫu thuật cắt dạ dày hoặc mắc bệnh viêm tụy mạn (khả năng tiêu hóa thức ăn kém), người ăn hoa quả nhiều chất xơ (măng, mít, cam) hoặc nhiều chất tanin (quả hồng, hồng xiêm), trẻ ăn quá nhiều hoa quả như sim, ổi… Những thức ăn này dính lại thành cục trong lòng ruột, không tiêu được, gây tắc ruột. Hầu hết các trường hợp tắc ruột do bã thức ăn phải được phẫu thuật để lấy khối bã. Trong đó, tắc ruột do u bã thức ăn thường gặp hơn ở trẻ em và người già.

BS Nguyễn Đình Hòa cảnh báo, tắc ruột do bã thức ăn rất khó chẩn đoán đúng nguyên nhân trước mổ, nếu chậm điều trị có thể gây nhiều biến chứng như mất nước và điện giải do nôn, hạ huyết áp, trụy mạch sớm.

Do đó các bác sĩ khuyến cáo cáo các gia đình không nên cho trẻ, người già ăn quá nhiều những đồ ăn chứa nhiều chất xơ, nhiều nhựa như quả sung, quả cám mít, măng.

Đặc biệt lưu ý về thời điểm ăn, nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều chất xơ, có nhiều nhựa dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc  dẫn đến tắc ruột.

Ngoài ra, nên tập cho con nhai kỹ tránh để trẻ có thói quen ăn vội, ăn nhanh. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn.

Để dự phòng nguy cơ tạo khối bã thức ăn đường tiêu hóa, cần lưu ý, thức ăn phải nấu chín, ninh nhừ… nhai kỹ khi ăn – đặc biệt là người già, trẻ nhỏ.

Mọi người nên uống đủ nước, ít nhất là 2 lít nước/ngày. Tập thể dục đều đặn (giúp ruột được kích thích, dễ dàng co bóp và lưu thông tốt). Không nên nuốt những thức ăn dai, cứng như gân, sụn để tạo thành nhân cho thực phẩm khác kết dính, vón cục hay ăn trái cây (như nhãn, vải, táo) mà nuốt luôn cả hột.

Ngoài ra, khi ăn rau nên nhớ ăn thêm các loại rau có độ nhớt (rau đay, mùng tơi, đậu bắp…) vì những loại này có chất xơ hòa tan với nước, dễ thấm hút nước chống táo bón. Khi ăn trái cây có nhiều chất chát không nên ăn quá nhiều, không ăn lúc đói và không ăn chung với thức ăn có nhiều đạm.

N. Huyền 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !