TP. HCM cách ly F1 tập trung theo khu vực, F1 ở chung cư bắt buộc cách ly tập trung
Tại cuộc họp với Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM, GS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết về công tác cách ly y tế tại TP.HCM sẽ phân ra các khu vực khác nhau.
Tiêm 2 loại vắc xin Covid-19 có hiệu quả hơn không, cơ hội cho Việt Nam?
Đến nay các nghiên cứu tiêm trộn hai loại vắc xin với nhau chỉ là thông tin “nhá” trên nghiên cứu 830 người tiêm, vẫn còn cần thời gian để đánh giá hiệu quả.
Thứ nhất, khu vực có nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa): Các trường hợp F1 thực hiện cách ly tại nhà, không thực hiện cách ly tập trung. Nhà cách ly F1 phải có biển báo bên ngoài, có hàng rào mềm ngăn cách, đảm bảo theo dõi, giám sát chặt chẽ, toàn bộ thành viên trong nhà/gia đình không được phép đi ra ngoài.
Đối với trường hợp có đông F1 lưu trú tại một khu vực phong tỏa, áp dụng thiết chế cách ly y tế tập trung đối với khu vực đó. Trường hợp mật độ người cách ly quá đông thì xem xét đưa bớt ra khu cách ly tập trung.
Với khu vực nguy cơ cao, áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại Công văn số 5152/BYT-MT của Bộ Y tế. Trường hợp F1 ở tại các khu tập thể, khu chung cư, nếu có ca F0 tại gia đình thì đưa toàn bộ F1 đi cách ly tập trung.
Thứ hai, với các khu vực khác (gồm các khu vực còn lại có nguy cơ thấp hơn), áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại Công văn số 5152/BYT-MT của Bộ Y tế.
Trong trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, đặc biệt người F1 lưu trú tại các gia đình đông người, tại các khu chung cư, tập thể thực hiện cách ly tập trung theo các quy định hiện hành.
Về công tác xét nghiệm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay có những thay đổi lớn để phù hợp với thực tiễn chống dịch, Bộ Y tế đã có văn bản gửi TPHCM để hướng dẫn cụ thể. Theo đó, có thể áp dụng xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh. Việc tổ chức, điều phối công tác lấy mẫu xét nghiệm theo khu vực phù hợp với việc cách ly.
Theo đó, khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa) tiến hành lấy mẫu toàn bộ người dân 3 ngày/lần tại hộ gia đình để phát hiện sớm các trường hợp mắc Covid-19, nhanh chóng đưa các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh ra khỏi cộng đồng; “Thực hiện gộp theo hộ gia đình hoặc tất cả những người sống trong cùng một phòng để xét nghiệm RT-PCR (lấy mẫu gộp chung vào 1 ống), có thể gộp mẫu 3 hoặc 5 đối với xét nghiệm kháng nguyên nhanh”- Bộ trưởng nói.
Đối với khu vực nguy cơ cao, tiến hành ấy mẫu toàn bộ người dân 7 ngày/lần (có thể tăng tần suất nếu cần) tại hộ gia đình, xét nghiệm mẫu gộp cùng 1 ống.
Đối với các khu vực khác, cần thực hiện giám sát và xét nghiệm tầm soát, lấy mẫu đại diện thành viên của hộ gia đình.
Theo GS Long, TP.HCM cần thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần các trường hợp có nguy cơ cao tại các cơ sở khám, chữa bệnh; các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp… Thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện khám.
Tránh tình trạng đông người khu lấy mẫu xét nghiệm, GS Long đề nghị TP.HCM nên tổ chức lấy mẫu tại hộ gia đình đối với vùng nguy cơ cao và rất cao, không tổ chức các điểm lấy mẫu tập trung. Nếu làm test nhanh phải trả mẫu ngay. Nếu làm PCR trong hộ gia đình thì làm gộp, tuyệt đối không làm cùng hộ gia đình khác. Đối với khu vực khác xét nghiệm đại diện theo hộ gia đình nên gộp mẫu vừa phải để thời gian trả kết quả nhanh và truy lại kết quả cũng nhanh.
PGS Trần Đắc Phu: Yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính mới cho vào địa phương là không cần thiết
Các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang... yêu cầu người dân không riêng ở TP.HCM mà cứ ngoại tỉnh muốn vào tỉnh cần có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính.
Trao đổi với Infonet, PGS Trần Đắc Phu – Cố vấn Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế khẩn cấp, Bộ Y tế hiện nay dịch đã lây lan trong cộng đồng với nhiều chuỗi lây nhiễm khác nhau với đa nguồn lây, đa ổ dịch vì TP HCM là nơi có sự giao lưu đi lại rất lớn. Trong 40 ngày giãn cách lần trước, số ca mắc trong TP HCM vẫn tăng cao do người dân chưa thực hiện nghiêm.
PGS Phu cho rằng TP.HCM cần giãn cách theo nguyên tắc “người cách ly với người”, các gia đình phải “cửa đóng then cài” không phải là giãn cách toàn xã hội ở bên ngoài rồi trong nhà, hàng xóm lại ngồi liên hoan, ăn nhậu với nhau.
Mục tiêu của giãn cách xã hội là cắt đứt chuỗi lây nhiễm thông qua việc hạn chế tiếp xúc giữa người với người. Vì vậy, nếu giãn cách hiệu quả, các chuỗi lây nhiễm sớm được cắt đứt, sự lây lan của dịch giảm dần nhưng thực tế thì số ca mắc lại tăng lên đó là do chúng ta chưa làm nghiêm của giãn cách.
PGS Phu cho biết virus khó có thể lây từ người này sang người khác, từ nhà này qua nhà khác, từ cụm dân cư này sang cụm dân cư khác nếu làm đúng giãn cách nhà với nhà.
K.Chi