Những thói quen xấu gây sỏi thận
Sỏi thận là một bệnh lý đường tiết niệu xảy ra khá phổ biến nhưng lại không kém phần nguy hiểm, gây nhiều đau đớn cho người mắc, trong nhiều trường hợp còn gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Bệnh nhân L. T. T., sinh năm 1960, địa chỉ Châu Thành, Đồng Tháp đến BV Trung ương Cần Thơ khám từ ngày 03/11/2020 do đau hông trái và thỉnh thoảng tiểu gắt. Bệnh nhân biết có sỏi san hô 2 bên khoảng 6 năm và đã mổ hở lấy sỏi san hô thận phải.
Kết quả siêu âm ổ bụng, chụp XQ hệ niệu không chuẩn bị và CTScan 2 thận thấy có sỏi, sỏi thận trái dạng san hô kéo dài tới 1/3 trên niệu quản trái. Trường hợp này không thể lấy sỏi qua đường bể thận, bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật sỏi san hô thận trái có hạ nhiệt để có thể lấy sạch sỏi, hạn chế chảy máu và bảo tồn chủ mô thận.
BS Cừ chia sẻ những thói quen xấu gây sỏi thận |
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Cừ, Bệnh viện Đa khoa An Việt, cho biết sỏi thận chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 48% trong nhóm bệnh sỏi tiết niệu và đang có xu hướng gia tăng. Bệnh sỏi thận ở Việt Nam có đặc điểm riêng, đó là bệnh nhân thường đến viện muộn, sức khỏe đã giảm sút, sỏi đã to và có nhiều biến chứng nặng nề như: sỏi san hô, sỏi thận nhiều viên, nhiễm khuẩn niệu, thận giãn ứ nước, thận hóa mủ, thận xơ teo mất chức năng và suy thận…
Sỏi san hô là sỏi phân nhánh lớn lấp đầy một phần bể thận và đài thận và chúng có thể là sỏi san hô toàn phần hoặc bán phần, tùy thuộc vào vị trí đài – bể thận.
Sỏi thận có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Các nguyên nhân chủ yếu thường liên quan đến thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Chứng bệnh khiến người đàn ông 62 tuổi tử vong sau ít phút vào nhà nghỉ với bạn gái nguy hiểm thế nào?
Ths. BS Nguyễn Đình Liên cho biết, thượng mã phong là một tai biến đáng sợ cho các cặp nam nữ khi quan hệ tình dục. Nếu bệnh nhân được phát hiện và xử trí kịp thời thì sẽ tránh được "cái chết trên bụng người tình".
Bác sĩ Cừ cho biết những thói quen dưới đây gây sỏi thận:
Thứ nhất là uống ít nước: Khi lượng nước đưa vào cơ thể không đủ sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn thận. Chức năng lọc giảm, nước tiểu đặc với nồng độ các ion và muối khoáng cao, dễ kết tinh tạo sỏi.
Thứ hai là ăn uống không phù hợp: Thói quen ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ cũng gây trở ngại đến tuần hoàn thận. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều thức ăn chứa các gốc muối (điển hình là oxalat trong môn, cải, cần tây, rau muống,…) cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Thứ ba là nhịn tiểu: Khi nhịn tiểu làm nước tiểu tích tụ đầy bàng quang, bể thận kéo theo tích tụ các chất khoáng. Khi thời gian tích tụ kéo dài sẽ dễ hình thành sỏi.
Theo BS Cừ những người dễ bị sỏi san hô thường là phụ nữ, người lớn tuổi, người bị viêm đường tiết niệu nhiều lần, những người đã thực hiện các phẫu thuật niệu quản, bàng quang hoặc dị tật đường tiết niệu.
Khi có sỏi san hô trong thận, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng điển hình như đau lưng, bí tiểu, tiểu ra máu hoặc có thể sốt… Tuy nhiên, cũng có những trường hợp có sỏi thận san hô nhưng không xuất hiện các triệu chứng rõ rệt. Điển hình là khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường không rõ nét nên người bệnh dễ chủ quan không đi khám khiến sỏi lớn dần và khó điều trị.
K.Chi
Vụ người đàn ông cương dương suốt 30 tiếng gây hàm oan cây ba kích?
Theo TS Phạm Việt Hoàng – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội, cây ba kích không thể nào gây kích thích khiến người bệnh có thể cương dương trong thời gian dài như vậy.