Spa quảng cáo rầm rầm tiêm filler làm đẹp giá 800 nghìn đồng, bác sĩ rùng mình
Cuối năm nhu cầu làm đẹp của mọi người gia tăng, các phương pháp làm đẹp ít xâm lấn, hiệu quả nhanh được nhiều người lựa chọn. Đây là thời điểm các chuyên gia cảnh báo người tiêu dùng hết sức cẩn trọng không nên rơi vài bẫy giá rẻ.
Trước khi quyết định tiêm mỡ tự thân trẻ hóa khuôn mặt chị em nên nhớ điều này
Phương pháp làm đẹp bằng tiêm mỡ tự thân chỉ được thực hiện tại bệnh viện, biến chứng nặng nề nhất là tắc mạch, tuy nhiên nhiều chị em vẫn chủ quan lựa chọn phương pháp này ở cơ sở không phép.
Cuối năm, các spa, trung tâm làm đẹp đua nhau quảng cáo giảm giá với các gói làm đẹp mà chỉ nghe đã muốn làm đẹp ngay. Ví dụ như làm đẹp chỉ với vài trăm nghìn đồng thay đổi toàn khuôn mặt.
Một spa quảng cáo tiêm filler chỉ với 800 nghìn đồng/cc với các vùng khác nhau ví dụ tiêm mũi chỉ cần 1 – 2 cc là đã có chiếc mũi cao thanh tú.
Hay với quảng cáo nâng mũi không cần phẫu thuật, các chị em nhận được hàng loạt lời mời chào nâng mũi siêu đẹp. Một bạn tên L.H. trên Facebook quảng cáo không đau, không cần phẫu thuật, không cần nghỉ dưỡng, không cần tránh va chạm, chỉ mất 15 phút là bạn có ngay chiếc mũi đẹp đón Tết. Theo như bạn L.H này chỉ cần mất 15 phút với chiếc kim tiêm cô sẽ khiến chiếc mũi thấp, hếch có thể trở thành mũi Hàn Quốc. Đặc biệt, giá của mỗi lần tiêm chỉ từ 1,5 – 1,6 triệu đồng.
Quảng cáo giá tiêm filler ở 1 phòng khám. |
Khi phóng viên đưa bảng giá nâng mũi filler cho bác sĩ Đặng Bích Diệp – Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu trung ương, vị bác sĩ này giật mình và thốt lên “quá nguy hiểm”.
Theo BS Diệp, trung bình 1cc filler đúng chất lượng giá khoảng 10 triệu đồng. Tiêm filler chất lượng để làm đẹp có thời gian từ 1 đến 2 năm sẽ tự tiêu hủy; filler chất lượng xấu khoảng 6-8 tháng. Bác sĩ Diệp cho biết không thể có ffiler rẻ như vậy, nếu với vài trăm nghìn đồng 1 cc thì không thể đoán được chất liệu là gì. Người tiêu dùng cần biết giá rẻ vài trăm nghìn là không thể có, hoặc nếu có thì đó là hàng trôi nổi bên ngoài không được kiểm định cấp phép. Nếu người có nhu cầu không am hiểu và ham rẻ đến tiêm thì vô cùng nguy hiểm.
BS Diệp cho biết hiện nay các spa tự đào tạo tiêm filler cho nhau rồi họ quảng cáo và dẫn dắt khách hàng tới tiêm. Thực chất tiêm filler sẽ rủi ro, có rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo BS Diệp filler hay còn gọi là chất làm đầy - loại sản phẩm được đưa vào cơ thể giúp độn mô, làm đầy và tạo hình cấu trúc hay giúp tái tạo và tăng cường độ ẩm làm trẻ hóa làn da.
Ngày nay những chất làm đầy (theo phân loại có thời gian tồn tại trên 2 năm) hầu hết bị cấm sử dụng do có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn. Vậy nên hiện nay chất làm đầy tạm thời trong đó Axit hyaluronic (HA) là sản phẩm được ưu tiên sử dụng.
Tùy vào vùng giải phẫu can thiệp sẽ lựa chọn loại HA có các chỉ số phù hợp. Ví dụ như làm đầy vùng thái dương, với kỹ thuật độn mô lớp sâu sát xương sẽ lựa chọn loại HA có nồng độ liên kết chéo (độ cứng) cao hơn. Ngoài ra, thái dương là vùng giải phẫu cố định, không vận động nên hiệu quả có thể kéo dài đến khoảng 2 năm. Tuy nhiên những vùng giải phẫu cần loại HA mềm mại do cử động khuôn mặt như vùng má thì thời gian ngắn hơn khoảng 4-6 tháng.
So với các phương pháp khác có công dụng làm đầy tổ chức như phẫu thuật thẩm mỹ, căng chỉ,... thì tiêm Filler có thể có hiệu quả duy trì ngắn hơn, tuy nhiên đây là một phương pháp dễ thực hiện, hiệu quả ngay, khách hàng không cần phải nghỉ dưỡng sau khi làm. Vì ưu việt này mà nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, nếu làm ở các cơ sở không đảm bảo sẽ dẫn tới các rủi ro. Ví dụ như đau nhức tại vùng da vừa được thẩm mỹ.
Vùng tiêm filler có thể bị sưng tấy, kéo mủ lâu ngày dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và hoại tử da tạo các tổn thương hở trên da. Đặc biệt, biến chứng filler còn gây mù mắt. Nếu bệnh nhân tiêm đúng các loại filler an toàn loại HA thì bác sĩ sẽ tiêm giải HA. Điều lo ngại nhất là filler trôi nổi không biết chất gì nếu vào cấp cứu bác sĩ cũng không biết rõ đó là chất gì để hỗ trợ bệnh nhân giải biến chứng – BS Diệp cho biết.
Khánh Chi
Mặt loang lổ sau khi bôi kem trộn làm đẹp
Bác sĩ Hoàng Văn Tâm - Phó Trưởng Khoa Điều trị nội trú ban ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết anh thường xuyên tiếp nhận các ca bệnh tổn thương do sử dụng kem trộn làm đẹp.