Khách sạn ồ ạt rao bán dù khách du lịch tăng cao

6 tháng đầu năm, mặc dù lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đều tăng trưởng ấn tượng nhưng các cơ sở lưu trú vẫn gặp nhiều khó khăn, thậm chí khách sạn 4-5 sao tại các trung tâm du lịch còn bị rao bán hàng loạt.

Cầu giảm cung tăng, mở cửa là lỗ

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, lượng khách quốc tế đến Việt Nam nửa đầu năm nay đạt 5,6 triệu lượt, tương đương 70% kế hoạch năm 2023, phục hồi 66% mức năm 2019. Tổng số khách nội địa trong 6 tháng đầu năm đạt 64 triệu lượt.

Tổng thu từ khách du lịch 6 tháng đầu năm ước đạt 343,1 nghìn tỷ đồng. 

Tuy nhiên, tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 82 ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đánh giá, lượng khách quốc tế đến Việt Nam có tăng nhanh nhưng chưa đạt kỳ vọng bởi các nước cũng đang cạnh tranh rất quyết liệt và trên toàn thế giới, suy thoái kinh tế vẫn còn nặng nề. Người dân thắt chặt mua sắm, chi tiêu. 

 Nha Trang vẫn 'đói' khách du lịch quốc tế vì khách Trung Quốc chưa phục hồi như thời điểm 2019 (Ảnh minh họa)

Xung đột Nga - Ukraine và thị trường khách lớn là Trung Quốc vì một số lý do khách quan chưa phục hồi đầy đủ cũng là những lý do khiến lượng khách hạn chế.

Do đó, khách nội địa vẫn là “cứu cánh” cho ngành du lịch. Sự bùng nổ về lượng khách trong nước vào các dịp cao điểm lễ, Tết, du lịch hè,... với số lượng khách tăng đột biến được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho hệ thống cơ sở lưu trú hồi phục, các nhà hàng, quán ăn, điểm vui chơi,... có nguồn thu, bù đắp lượng khách quốc tế còn thiếu hụt. 

Lý thuyết là vậy, song trên thực tế, ông Nguyễn Tiến Đạt, CEO của AZA Travel, nhận xét, năm nay ngành du lịch còn “thê thảm” hơn. Năm 2022, lượng khách nội địa bùng nổ do hết dịch Covid-19, khách chưa hết tiền. Năm nay hết dịch khách du lịch cũng hết tiền luôn, còn doanh nghiệp thì tài chính lao đao. 

Sự chênh lệch giữa số lượng khách và tổng doanh thu cho thấy bức tranh tổng thể của ngành du lịch còn nhiều khó khăn.

Có thể dẫn chứng về lượng khách nội địa dịp cao điểm Tết Nguyên đán 2023, tuy xấp xỉ 50% so với cùng kỳ năm trước nhưng doanh thu và lượng khách lưu trú lại giảm mạnh. Số liệu từ Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho thấy, trong 9 triệu lượt khách đi du lịch, chỉ có 2 triệu lượt khách lưu trú, giảm 37,5% so với cùng kỳ; công suất phòng trung bình đạt có 40-45%. Tổng thu từ khách du lịch ước giảm 30%. 

Trong khi đó, trả lời báo chí, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu thừa nhận, cầu giảm, trong khi nguồn cung, quỹ phòng mới gia nhập thị trường tăng rất nhanh. Thời gian qua, đầu tư vào du lịch nghỉ dưỡng rất mạnh, đặc biệt là các cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn, resort, condotel,... ở các trung tâm lớn như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Quảng Ninh, Đà Nẵng... liên tiếp ra đời.

Lượng khách phục hồi chậm nhưng các cơ sở lưu trú mới tăng quá nhanh. Hệ quả là tỷ lệ lấp đầy một số nơi thấp. Chưa kể, xu hướng du lịch của người dân đã thay đổi nhiều sau dịch. Đi ngắn ngày, tự đi, đi nhóm nhỏ và sử dụng các cơ sở lưu trú riêng biệt như homestay, biệt thự, bungalow, cắm trại,... tăng, khiến nhu cầu sử dụng khách sạn tập trung giảm đi, đặc biệt với những mô hình truyền thống. 

Nguồn cung khách sạn quá dư thừa được phản ánh rõ nhất ở Đà Nẵng và Nha Trang. Ông Nguyễn Tiến Đạt nhận xét, tại Đà Nẵng may còn có lễ hội pháo hoa và lượng khách nội địa bù lại, còn ở Nha Trang, khách sạn 5 sao A. mà ông vừa lưu trú công suất phòng chỉ đạt 20% giữa mùa cao điểm, còn các khách sạn khác tỷ lệ cũng rất thấp. Nhiều khách sạn vẫn đóng cửa, bởi mở ra là lỗ vì doanh thu không thể bù đắp chi phí vận hành.

Khách sạn rao bán ồ ạt

Đầu tư nhiều, không có khách trong khi vốn vay ngân hàng đến thời điểm đáo hạn không trả được nợ nên hàng loạt khách sạn, trị giá vài trăm tỷ, ở các điểm du lịch nổi tiếng bị ngân hàng đồng loạt rao bán. 

Lượng cung tăng quá nhanh trong khi cầu giảm khiến các cơ sở lưu trú tại nhiều điểm du lịch gặp khó khăn (Ảnh minh họa)

Mới đây, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) công bố thanh lý tài sản đảm bảo là 396 quyền sử dụng đất; gần 90% trong số đó là các biệt thự, các lô đất làm cơ sở lưu trú, homestay, khách sạn từ 3-5 sao, tại Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà, TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ,...   

Giá trị lớn nhất trong danh sách tài sản cần thanh lý của ngân hàng này là một khách sạn 5 sao tại Đà Nẵng, xây dựng trên diện tích hơn 1.200m2, quy mô 236 phòng, được chào bán với giá 600 tỷ đồng.

Hay quyền sử dụng thửa đất tại lô A2-6 khu khách sạn - condotel (căn hộ) và dân cư Saphia. Diện tích 1.432m2, đang để trống, cũng được rao bán theo giá thỏa thuận, với giá trị lên tới nhiều trăm tỷ đồng. 

Tại Quảng Nam, quyền sử dụng một khách sạn 4 sao ở Hội An có diện tích đất 1.8302, công suất 104 phòng và một khách sạn 4 sao khác diện tích đất 9.057, với 98 phòng cùng được rao bán với giá 420 tỷ đồng; một lô đất diện tích 1.786m2, là khách sạn có công suất 137 phòng, được rao bán với giá gần 366 tỷ đồng… 

Ngoài ra, hàng loạt lô đất khác với các khách sạn 3-4 sao, biệt thự 3 sao giá trị từ vài chục tỷ đến hơn 260 tỷ đồng,... tại Hội An cũng được VietinBank rao bán.

Theo số liệu của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, cập nhật đến hết tháng 6/2023, cả nước có 235 cơ sở lưu trú du lịch hạng 5 sao với 77.895 buồng và 354 cơ sở lưu trú du lịch hạng 4 sao với 47.502 buồng. So với cuối năm 2022, số lượng cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4-5 sao trong 6 tháng đầu năm 2023 đã tăng thêm 20 cơ sở, với 7.275 buồng.

Chính sách visa - điểm nghẽn lớn trong thu hút khách quốc tế, đã được tháo gỡ và có hiệu lực từ 23/8. Đây là cơ hội để các DN du lịch xây dựng sản phẩm, đặc biệt tour dài ngày, cho khách lẻ, khách là người già, người về hưu, du lịch chữa bệnh,... Ngành du lịch kỳ vọng đón được ngay những vị khách được hưởng chính sách này, nhất là từ thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Úc... Lượng khách tăng đồng nghĩa với tạo cơ hội hồi sinh cho các cơ sở lưu trú.

Ngọc Hà

Vinamilk vững vị thế trong các BXH doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Năm 2023 đánh dấu cột mốc 20 năm Vinamilk cổ phần hóa. Qua 2 thập niên, “ông lớn” ngành sữa đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình sản xuất, kinh doanh cũng như năng lực quản trị ổn định trước những biến chuyển của thị trường.

VietinBank đón tân sinh viên với chiến dịch Pack2School

Từ ngày 25/8/2023, chiến dịch “Pack2School: Chọn hành trang, sẵn sàng tựu trường” của VietinBank đã lan tỏa khắp các trường học, mang tới nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các bạn HSSV.

Những giải pháp quản trị tài chính dễ dàng cho doanh nghiệp

Kể từ ngày 1/9/2023, VietinBank triển khai Chương trình “Trải nghiệm tiện ích - Yêu thích dài lâu” cùng các ưu đãi hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cách doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu ‘xanh’

Để không bị loại khỏi “cuộc chơi” bởi các tiêu chuẩn ngày càng cao do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy, cách làm, quan tâm hơn tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường

Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa bền vững nhất toàn cầu

Brand Finance vừa công bố Vinamilk đứng thứ 5 trong Top 10 “Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu 2023”. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk đạt cao nhất trong bảng xếp hạng.

Bí quyết giúp Vinamilk duy trì sức hấp dẫn trên thị trường tuyển dụng

Nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023. Điều gì giúp doanh nghiệp 47 năm tuổi duy trì sức hút với người lao động qua nhiều thế hệ, đặc biệt là Gen Z?

Agribank dành gần 2 tỷ đồng tặng tân sinh viên 2023

Agribank triển khai chương trình khuyến mại “Agribank đồng hành cùng tân sinh viên năm 2023” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 1,833 tỷ đồng.

Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất

Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đồng thời thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng triển khai đồng bộ nhiều chương trình tín dụng ưu đãi.

Agribank duy trì vị trí Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Agribank đứng vị trí thứ 6 trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023, theo Brand Finance.

Agribank dành 10.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhằm tiếp tục đồng hành và phát triển cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng SME với lãi suất hấp dẫn.